Page 180 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 180
gạo tháng hai”. Với hình ảnh nhân hóa kết hợp ngôn ngữ tạo hình độc đáo, với
tiếng gọi “tuôn dài" được láy lại ở đầu câu gợi cho chúng ta tìm thấy dòng sông
như một áng tóc, một làn tóc, một suối tóc của người thiếu nữ vùng cao Tây Bắc
đang thướt tha, mượt mà giữa đất trời Tây Bắc lúc vào xuân, cùng với hoa ban,
hoa gạo ẩn mình, lung linh giữa dòng sông xanh ấy, toát lên vẻ đẹp thơ mộng,
trữ tình, đáng yêu, đáng nhớ của dòng sông.
6. Vẻ dẹp của bờ sông: Nguyễn Tuân với nét bút độc đáo, tác giả đã mượn
bước đi của thời gian, chiều dài của lịch sử đế nói lên vẻ đẹp của không gian,
mượn quá khứ để nói về hiện tại với hình ảnh: “Bờ sông hoang dại như một bờ
tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa". Với hình ảnh so sánh
độc đáo kết hợp hai tiếng “hoang dại" chúng ta hình dung về thời kì hoang sơ, xa lơ
xa lắc, khi dấu chân người chưa tìm đến, nơi đây thật hoang vắng đìu hiu lạnh lùng
và tiếng gọi “hồn nhiên” đưa người đọc tìm về những truyện cổ tích xưa mang nét
đẹp thuần khiết, trong sáng, dịu hiền gợi cho người đọc hình dung bờ sông Đà là
môi trường thiên nhiên của đất trời Tây Bắc thật trong lành, tĩnh tại.
c. Vẻ đẹp của nước sông: Nhớ về dòng sông Tiền, sông Hậu trên vùng đất
phương Nam, chúng ta bắt gặp sắc màu của dòng sông ấy, quanh năm đỏ nặng
phù sa. Ngược về vùng đất miền Trung, cô" đô Huế, người đọc tìm thấy sắc màu
xanh biêng biếc, tĩnh lặng, của dòng sông Hương quanh năm vẫn thế. Nhưng
sắc màu của con Sông Đà lại mang một dáng vẻ rất riêng, nó biến đổi theo từng
mùa, theo bước đi của thời gian. Khi mùa xuân về, nước Sông Đà với “Dòng xanh
ngọc bích" một màu xanh vừa dân dã vừa quý phái như màu xanh mơn mởn của
lá cây rừng đang đâm chồi nẩy lộc, gợi cho ta nhớ về màu xanh ngọc bích ấy
trong hồn thơ “Đây thôn Vĩ dạ” của Hàn Mặc Tử cũng mang một sắc màu đáng
yêu như thế với tiếng gọi: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” rồi khi mùa thu
trở lại, “nước Sông Đa lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vl rượu bữa”. Một
lôi so sánh độc đáo với cái nhìn tinh tế của Nguyễn Tuân, tác giả miêu tả sắc
màu của dòng sông Đà mang một vẻ đẹp rất riêng, đáng nhớ.
d. Vẻ đẹp của lòng sông: Nguyễn Tuân tiếp tục thổi vào lòng sông Đà như
một sinh thế có hồn, nó biết vui, biết buồn, với thi ảnh “Dòng sông quãng này,
lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi, để lại trên thượng nguồn Tây
Bắc”. Với hình ảnh nhân hóa, so sánh cho chúng ta hình dung lòng sông như
lòng người cũng biết buồn khi nó nhớ về đồng đội, bạn bè, ở đây là những thác
đá, hòn đá còn nằm ở thượng nguồn Tây Bắc, nơi xa xôi kia và lòng sông, có lúc
vui khi được nhìn: “Bờ sông Đà, bãi sông Đà, Chuồn chuồn, bươm bướm trên
sông Đà. Chao ôi! trông con sông vui như thấy nắng dòn tan sau kì mưa dầm,
vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”, và con sông còn biêt “lắng nghe những
giọng nói êm êm cứa người xuôi”. Với hình ảnh nhân hóa, sáng tạo của Nguyễn
Tuân, đưa người đọc hình dung con Sông Đà mang tâm trạng, cảm xúc của một
con người, để cùng lắng nghe ngôn ngữ, giọng nói của người Kinh, những người
179