Page 175 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 175
yêu lại càng nhớ và yêu nhiều, nhớ nhiều, da diết nhiều và được thi vị hóa, so
sánh như mùa đông về lại nhớ đến cái rét, buô"t lạnh, lạnh đến thấu xương. Nếu
mùa Đông không có cảm giác lạnh buốt, rét buô"t thì đâu phải mùa Đông, nó trở
nên vô duyên lạc lõng. Vậy tình yêu! Tình yêu của anh bao giờ cũng nhớ về em
vì em là biếu tượng là đôl tượng cho tình yêu của anh. Không có sự hiện hữu của
em trong tâm hồn anh thì làm gì có tình yêu trong anh. Lời thơ: “Anh bỗng nhớ
em như đông về nhớ rét” là thế hiện sự gắn kết yêu thương giữa hai trái tim,
hai tâm hồn cùng đồng cảm đang hướng về nhau là quy luật tình cảm thiêng
liêng đẹp nhất của con người. Và nói đến “cánh kiến” là một sản phẩm của núi
rừng là chât kết dính, còn “hoa vàng” là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thơ
mộng êm ái nhằm nói lên một tình yêu thiên nhiên thắm thiết nồng nàn. Rồi
nhà thơ nói đến “Mùa xuân”, mùa xuân là mùa của tình yêu, tình yêu đôi lứa,
tràn đầy sức sống với muôn hoa đua nở, cây lá đâm chồi nảy lộc, chim rừng thay
lông khoe sắc để đón chào mùa xuân, mùa của kết đôi, kết bầy trong niềm vui
hạnh phúc của tạo vật và con người đã in sâu trong tâm hồn người ra đi cũng
chính là tâm hồn thi nhân đế’ làm nên những vần thơ bất hủ cho đời. Và lời thơ
còn lại: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” toát lên ý thơ mới, một cảm nhận
mới, một cái nhìn mới giàu chất suy tưởng, giàu tính triết lí. Phải chàng khi ta
sông trên vùng đât nào đó dù cho nơi ấy không phải là nơi chôn nhau cắt rô"n,
không phải là nơi có những người thân yêu ruột thịt của ta đang sông, không
phải là nơi ta lớn lên với bao kỉ niệm của một thời thơ ấu, nhưng mảnh đất ấy,
vùng đất ấy vẫn là “đất lành chim dậu” đã đem lại cho ta hơi thở, cho ta sự
sông, cho ta một tình yêu chân thật, hạnh phúc thì nơi ấy vẫn là quê hương.
Đúng như lời bày tỏ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói: “Quê hương không
chỉ là nơi chôn nhau cắt rốn mà ở đâu mang lại cho ta hơi thở, cuộc sống, tinh
yêu thương thì nơi ấy cũng là quê hương.” (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) Như vậy,
“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” như một chân lí sông đẹp của mọi thời đại,
nó vượt cả không gian, thời gian, bờ cõi và giới hạn. Vì ở đâu có tình yêu, có
lòng nhân ái, thấm đầm tính nhân văn thì nơi ấy cũng là què hương. Nó không
còn hạn hẹp, gò bó trong cái nhìn cũ; “Quê hương mỗi người chỉ một” nữa rồi.
II. PHẦN KẾT THÚC
1. Về nghệ thuật: Đoạn thơ toát lên vẻ đẹp rất văn chương, giàu chất suy
tưởng, giàu tính triêt lí, đậm chất trí tuệ, ngôn ngữ giàu hình tượng, giọng thơ
tha thiết đằm thắm.
2. Về nội dung: Thể hiện cái tình, cái nghĩa, sông có trước, có sau của con
người là nét đẹp đạo lí, vẻ đẹp của nhân cách từ đó thấy được tấm lòng người thi
sĩ vẫn nặng tình với quê hương Tây Bắc một thời kháng chiến.
174