Page 174 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 174

tiếp  trong “Tiếng hát con  tàu” đã thắp  sáng tâm hồn  nhà thơ một  suy  nghĩ thật
    đẹp,  giàu  chất  suy  tưởng,  giàu  tính  triết  lí  thể  hiện  đạo  lí  của  con  người  qua
    tiếng thơ:
                        “Khi  ta ở chi là nơi đất ở
                         Khi  ta đi đất đã hóa tâm  hồn!”.
       Tiếng gọi:  “Khi  ta  ở”  và  “Khi  ta  đi”  chứng tỏ  nhà  thơ  đã  từng  sông và  gắn  bó
    với  quê  hương  Tây  Bắc  một  khoảng  thời  gian  dài.  Dù  “Khi  ta  ở"  hay  “Khi  ta  đi”,
    hoàn  cảnh  đã  đổi  thay,  quá  khứ và  hiện  tại  đã  khác  rồi  nhưng tâm  hồn  nhà thơ
    vẫn  không bao  giờ  thay  đổi,  mãi  mãi  vấn  vương  trong  lòng  người  ra  đi  bao  tình
    yêu và nỗi  nhớ,  chính  là lúc:  “Đất đã hóa tâm  hồn" hình  thành bao  kỉ  niệm.  Phải
    chăng,  đó  là  đạo  lí  của  con  người  là  thước  đo  giá trị  nhân  cách  con  người.  Chúng
    ta vẫn thường hiểu rằng, nếu là kẻ “Ăn xổi ở thi”, vô tâm, vô tình, vô nghĩa thì  đôl
    với  họ “Đi là hết" “Đi  là mất”  là không còn  nhớ gì  về  nơi vùng đất họ  đã ở.  Và họ
    sẽ  dửng dưng lạnh  lùng vô cảm  trước cuộc  sôhg đã qua.  Như vậy,  chỉ  có  sống bằng
    cái  tình,  cái  nghĩa,  cái  tâm  “Nơi  đất   thì  khi  xa  cách  dù  không  gian  thay  đổi,
    thời  gian  đổi  thay nhưng lòng người  ra  đi  vẫn  nhớ về,  hồi  tưởng về  cảnh  cũ người
    xưa  chính  là  đạo  lí  của  con  người,  biết:  “Uống  nước  nhớ nguồn”,  “Ăn  quả  nhớ  kẻ
    trồng cây”.
       Với  nhà thơ,  Tây  Bắc  là chiến trường xưa,  là mồ chôn bao quân thù  cướp nước
    (Pháp),  mà  bao  năm  qua  trong  kháng  chiến,  nhà  thơ  cùng  gắn  bó  trong  cuộc
    sông và  chiến  đấu,  đầy  ắp  bao  kỉ  niệm  thì  hỏi  rằng:  “Đi  là  mắt,  là  hết được  hay
    sao\”.  Như vậy,  “Đất đã hóa tâm  hồn” là tiếng gọi của trái tim  của lương tâm của
    đạo  lí  mãi  mãi  là  nét  đẹp  muôn  thuở  của  người  nghệ  sĩ  chân  chính,  là  đạo  lí
    sống của  con người  qua mọi thời  đại.
       2.    Phân tích bốn câu còn lại: Nhà thơ nhớ về con người Tây Bắc một thời
    kháng chiến.
                        “..Anh  bỗng nhớ em  như đông về nhớ rét
                        Tình yêu  ta như cánh  kiến hoa vàng
                        Như xuân  đến  chim  rừng lông trở biếc
                        Tình yêu làm  đất lạ hóa quê hương ...”

                                               (trích “Tiếng hát con tàư' -  Chế Lan Viên)
       Mạch  cảm  xúc  trong  hồn  thơ  Chê  Lan  Viên  có  sự  chuyển  biến  về  một  cảm
     nhận  mới,  một ý  tưởng mới  đó  là  suy nghĩ  giữa “Tinh yêu” và “Đất  lạ"  giàu chất
     suy tưởng,  tính triết lí với  tiếng gọi:
                       “Anh  bỗng nhớ em  như đông về nhớ rét
                     Tình yêu ta như cánh  kiến hoa vàng”
       Tình yêu bao giờ cũng hiện hình nỗi  nhớ với  nhiều xúc cảm  nhiều cung bậc là
     quy  luật  tình  cảm  thiêng  liêng  nhất,  đẹp  nhâ't  của  con  người  khi  đã  yêu.  Càng

                                                                                 173
   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179