Page 169 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 169
Những vần thơ giàu ngôn ngữ hình tượng, giàu sức biểu cảm kết hợp những
lời hỏi toát lên ước vọng của thi nhân khi giao cảm với cuộc đời, cuộc đời rộng
lớn, cuộc đời của nhân dân của Tổ quôh trên con đường xây dựng và phát triển
Đất nước. Nhà thơ nghĩ về Tây Bắc, hướng về Tây Bắc là tìm về vùng đất thiêng
liêng của Tổ quôh, tìm lại; “Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng. Nơi máu rỏ
tâm hồn ta thấm đất” nơi chiến trường xưa từng chôn bao xác quân thù cướp
nước (Pháp) trên vùng đất thiêng liêng này. Tây Bắc là biểu tượng cho hồn quê
hương đâ't nước, là niềm tự hào dân dân tộc trong những năm kháng chiến đã
làm nên chiến thắng Điện Biên. Tây Bắc ơi! một thời bom đạn với bao đau
thương mâ’t mát lẫn tự hào và cũng nơi này, nhà thơ đã từng gắn bó, yêu thương
cuộc sông của người dân bản Tây Bắc với bao hình ảnh đâu dễ nào quên với lời
thơ: “Con nhớ em con thằng em liên lạc” “Con nhó anh con người anh du kích”,
“Con nhớ Mế lửa hồng soi tóc bạc” và con nhớ người em gái Tây Bắc với: “Vắt
xôi nuôi quân em giấu giữa rừng”.
Tây Bắc, hiện nay trên đường xây dựng và phát triển nhằm hàn gắn vết
thương của chiến tranh, hậu quả của cuộc chiến tranh do thực dân Pháp đế lại,
làm sao cho Tây Bắc thoát khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu là nhiệm vụ của mỗi
chúng ta, là bày tỗ tấm lòng đền ơn đáp nghĩa: “Uống nước nhớ nguồn”. Nhưng
không chỉ riêng gì Tầy Bắc, dành riêng cho Tây Bắc mà ở đâu, vùng đất nào
trên khắp mọi miền của Tổ quô'c còn nghèo nàn lạc hậu, ở đó cũng là Tây Bắc,
là hình ảnh của Tố quốc của Đất nước, ta cần ra sức xây dựng và phát triển
bằng lời bày tỏ rất chân tình thắm thiết với tiếng gọi; “Tây Bắc ư? Có riêng gì
Tây Bác”. Thi nhân tiếp tục bày tỏ với tiếng thơ: “Khi lòng ta dã hóa những con
tàu”. Lời thơ giàu hình tượng tiêu biểu, tượng trưng, hàm ẩn nỗi lòng của thi
nhân trước hoàn cảnh Đất nước, mình phải làm gì? Phải sông như thế nào? Để
thực hiện chức năng của người thi sĩ, người nghệ sĩ đôl với Tổ quôc, đất nước.
Phải chăng, lúc này nhà thơ đã thoát ra khỏi cuộc đời tầm thường nhỏ hẹp, vị
kỉ, cá nhân, không còn: “Khép cửa phòng văn hì hục viết” của một thời đại cũ đã
qua và cũng không còn là hình ảnh cô đơn lạc loài, mong manh, bé nhỏ như:
“Một cánh chim thu lạc cuối ngàn" của thời đại trước. Giờ đây nhà thơ đã bước
qua “Thung lũng đau thương” đế tìm đến “Ánh sáng và phù sa” tìm đến cánh
đồng vui trước mìia gặt mới. Như vậy, “Lòng ta" ở đây chính là tấm lòng người
thi sĩ đã hóa thân thành những con tàu, đoàn tàu đưa bao lớp trẻ lên đường, đến
những vùng xa xôi của Tổ quô'c còn nghèo nàn lạc hậu tiêu biểu là Tây Bắc để ra
sức xây dựng, phát triển cho Tây Bắc đẹp giàu, làm sao biến Tây Bắc thành
“Hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc”. Và đến với Tây Bắc là trở về cội nguồn, trở
về đạo lí, trở về “Mẹ yêu thương” và cũng là nghĩa vụ, trách nhiệm công dân của
người nghệ sĩ, là cơ hội đế khơi nguồn mọi sáng tạo cho người thi sĩ trong sáng
tác vì “Tây Bấc ơi, người là mẹ của hồn thớ”. Quả thật, tiếng gọi: “Khi lòng ta
dã hóa những con tàu” cũng là lúc đưa người thi sĩ về đúng thiên chức cửa mình
trước cuộc sông vì nhiệm vụ của người nghệ sĩ, thi sĩ phải gắn bó với cuộc sông,
168