Page 172 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 172
2. Ca dao Việt Nam có ghi: “Đến đáy thì ở lại đáy. Bao giờ bén rễ xanh cây mới
về”. (Ca dao)
3. Nhà thơ Tô" Hữu có viết: “Ta về minh có nhớ ta. Ta về ta nhớ những hoa cùng
người", (trích “Việt Bắc” - Tô" Hữu)
4. Ca dao Việt Nam có ghi: “Thương nhau thương cả lối đi. Ghét nhau ghét cả
tông chi họ hàng”. (Ca dao)
5. Có ý kiến rằng; “Tình yêu hiện hình nỗi nhớ là qui luật tình cảm thiêng liêng
của con người". (Lời nhận định)
6. Tục ngữ có ghi: “Uống nước nhớ nguồn”', “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
1. Thiền sư Thích Nhâ't Hạnh có nói; “Quê hương không chỉ là nơi chôn rau cắt
rốn mà ở đâu mang lại cho ta hơi thở, cuộc sống, tình yêu thương thì nơi đó
cũng là quê hương” (Thiền sư Thích Nhất Hạnh).
HƯỚNG DẪN
I. PHẦN GIỚI THIỆU
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đồi núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”.
(trích “ Việt Bắd’ - Tố Hữu).
Những vần thơ của Tô" Hữu trong hồn thơ Việt Bắc, thể hiện nỗi lòng người
ra đi vẫn nặng tình với quá khứ với bao kỉ niệm đẹp của một thời kháng chiến.
Những tình cảm đáng nhớ ấy, đưa chúng ta nghĩ về bài thơ “Tiếng hát con tàu”
của nhà thơ Chê" Lan Viên cũng thế hiện bao nỗi nhớ về chiến khu xưa, cảnh cũ
người xưa trên vùng đất Tây Bắc, một thời bom đạn, mãi mãi in sâu trong tâm
hồn thi nhân qua đoạn thơ sau:
“... Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương ...”
(trích “Tiếng hát con tàư' - Chế Lan Viên)
171