Page 168 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 168
5. Nữ sĩ Xuân Quỳnh có viết: “Làm sao được tan ra. Thành trăm con sóng nhỏ.
Giữa biển lớn tình yêu. Để ngàn năm còn vố”. (Sóng — Xuân Quỳnh)
6. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết: “Khi hai đứa cầm tay. Đất Nước trong
chúng ta hài hòa, nồng thắm. Khi chúng ta cầm tay mọi người. Đất Nước vẹn
tròn to lớn” (Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)
7. Nhà thơ Chế Lan Viên có viết: “ôi tổ quốc, ta yêu như máu thịt. Như mẹ cha
ta như vợ như chồng, ôi, Tổ quốc nếu cần ta chết. Cho mỗi ngôi nhà, ngọn
núi, con sông”. (Sao chiến thắng — Chế Lan Viên)
8. Nhà thơ Tô" Hữu có viết: “Đảng cho ta sáng mắt, sáng lòng”. (Tô" Hữu)
9. Có ý kiến rằng: ““Lời Đề Từ” trong bài “Tiếng hát con tàu” của nhà thơ Chế
Lan Viên như “một tuyên ngôn nghệ thuật” của chính tác giả”.
HƯỚNG DẪN
I. PHẦN GIỚI THIỆU
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
(Trích “Tràng Giang’ - Huy Cận)
Lời Đề Từ trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận là nỗi niềm, tâm tư của
thi nhân trước trời rộng sông dài và lời Đề Từ trong bài thơ “Đàn ghita của Lor-
ca” qua ngòi bút Thanh Thảo có ghi: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” là
niềm khát vọng chính đáng của Lor-ca trước giờ phút cuô"i cùng. Phải chăng, mỗi
lời Đề Từ trong mỗi bài thơ là tâm trạng, nỗi niềm, ước vọng của người thi sĩ,
hay nhân vật trữ tình trong tác phẩm đưa chúng ta nhớ đến bài thơ “Tiếng hát
con tàu” của Chê" Lan Viên với khổ thơ Đề Từ có viết:
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”.
(Trích “Tiếng hát con tàư' - Chế Lan Viên)
Chúng ta cần phân tích khổ thơ trên để tìm thấy tâm tư, ước vọng của người
thi sĩ trước hoàn cảnh đổi mới của Đất nước.
II. PHẦN TRỌNG TÂM
Nhà thơ tìm thấy hường đi đúng đắn đ ể khẳng định chính mình.
“Tiếng hát con tàu” của nhà thơ Chê" Lan Viên đã cất lên tiếng hát.
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bác
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”.
(Trích “Tiếng hát con tàư’ - Chế Lan Viên)
167