Page 178 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 178
Đế tuyển sinh: Anh (Chị) làm rõ hai câu sau đây:
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nội dung và chủ đề bài
kí “Người lái đò Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân.
Câu 2: Anh (chị) phân tích hình tưỢng con Sông Đà qua bài kí
________ “Người lái đò Sông Đ à” của nhà văn Nguyễn Tuân.
HƯỚNG DẪN
Câu 1: Nêu lên hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nội dung và chủ đề bài kí
“Người lái đò Sông D à”.
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Từ 1958-1960, trong giai đoạn này miền Bắc ra sức xây dựng chủ nghĩa xã
hội, Đảng và Nhà nước kêu gọi nhân dân hãy đến những vùng trời xa xôi của tổ
quôh, xây dựng và kiến thiết đất nước, làm cho đất nước giàu đẹp như tác phẩm
“Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, “Lên Tây Bắc” của Lưu Trùng Dương,
“Con gái Hưng Yên đi mở đường Tây Bắc” của Huy Cận.
- Năm 1958, Nguyễn Tuân tham gia cùng với anh em bộ đội, thanh niên
xung phong, công nhân cầu đường về lại Tây Bắc, ra sức kiến thiết và xây dựng.
Nguyễn Tuân thâm nhập vào cuộc sông thực tế ở Tây Bắc. Trước cảnh đẹp thiên
nhiên hùng vĩ và con người Tây Bắc cần mẫn trong lao động, đã tạo cho ông
nguồn cảm hứng viết lên bài kí “Người lái đò Sông Đà”. Bài kí được in trong tập
“Tùy bút Sông Đà” xuất bản 1960.
2. Y nghĩa nội dung: Thể hiện hai ý chính:
Ý 1: Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ qua hình ảnh con Sông Đà,
Ý 2: Ca ngợi sự cần cù, khéo léo, giàu kinh nghiệm trong cuộc sông lao động
của người dân Tây Bắc qua hình ảnh “Người lái đò Sông Đà”.
Chủ đề: Tác giả miêu tả sự hùng vĩ của thiên nhiên qua hình ảnh con Sông
Đà nhằm toát lên chủ nghĩa anh hùng lao động trong xây dựng của nhân dân
Tây Bắc thông qua hình ảnh “Người lái đò Sông Đà”.
Câu 2: Phân tích hình tưọtag con Sông Đà qua bài kí “Người lái đò sông Đà”.
ÌSỈ ững kiến thức cần nắm:
1. Bài thơ “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh có viết: “Quê hương tôi có con
sông xanh biếc. Nước gương trong soi tóc những hàng tre”. (Tế Hanh)
2. Bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng cầm có viết: “Sông Đuống trôi đi.
Một dòng lấp lánh. Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường ki”.
(Hoàng Cầm)
3. Ca dao Tây Bấc có ghi: “Đường lên Mường Lễ bao xa. Trăm bảy cái thác, trăm
ba cái ghềnh”. (Ca dao Tây Bắc)
177