Page 181 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 181

đi  xây  dựng cho  vùng đâh Tây Bắc đẹp  giàu,  họ  là  những anh bộ  đội,  thanh  niên
        xung phong,  những công nhân  cầu  đường kế  cả  tác  giả.  Tất  cả  cùng đến với  Tây
        Bấc,  ra  sức  xây  dựng  cho  Tây  Bắc.  Phải  chăng,  lòng  con  sông  Đà  có  cảm  nhận
        được như thế là thể hiện tình yêu  cộng đồng, tình yêu quê  hương non nước.

          đ.  Vẻ đẹp của cảnh sông:
          *  Vẻ đẹp  tĩnh  lặng: Hình  ảnh:  “Cảnh  ven  sông ở đây lặng tờ.  Hình  như từ đời
       Lý,  dời  Trần,  đời Lê,  quãng sông này cũng lặng tờ đến  thế mà  thôi”.  Với  nét bút
        so  sánh,  nhân  hóa,  tác  giả  mượn  bước  đi  của  thời  gian,  chiều  dài  của  lịch  sử từ
        các  triều  đại  Lí,  Trần,  Lê,  quãng  sông  ấy  vẫn  “lặng  tờ”,  im  lìm,  tĩnh  tại  và  cho
        đến  hôm  nay  quãng  sông  này  cũng  mang  dáng  vẻ  đìu  hiu,  hoang  vắng,  lặng  tờ
        như thế.  Chứng tỏ,  bước  đi  của thời  gian  có  biến  đổi,  đổi  thay  nhưng vẻ  đẹp  của
        không gian vẫn không hề  thay đổi là nét miêu tả  độc  đáo của Nguyễn Tuân.
          *  Vẻ  dẹp  sinh  động:  Với  hình  ảnh:  “Thuyền  tôi  trôi  qua  một  nương  ngô,  nhú
        lên  mấy  lá  ngô  non  dầu  mùa.  Mà  tịnh  không một  bóng  người,  cỏ gianh  đồi  núi
        đang  ra  những  nõn  búp.  Một  đàn  hươu  cúi  dầu  ngốn  búp  cỏ  gianh  đẫm  sương
        đêm”.  Với  đoạn  văn  miêu  tả  thật  tinh  tế,  giàu  hình  ảnh  sông  động,  đưa  người
        đọc hình  dung cảnh vật  sông Đà  tràn  đầy  sức  sông trước vẻ  đẹp  của thiên  nhiên
        và thấp thoáng hình bóng con  người.  Chứng tỏ  Tây Bắc  đã hồi  sinh,  Tây  Bắc  đã
        thay  da  đổi  thịt,  ươm  mầm  cho  sự  sông.  Tất  cả  xuất  phát  từ  tình  yêu  lao  động
        cần  mẫn của con  người, bàn tay của con người.  Quả thật:  “Bàn  tay  ta làm  nên  tất
        cả.  Có sức người sỏi đá cũng thành  cơm”.  (Hoàng Trung Thông)
           Mở  rộng:  Có  ai  ngờ  rằng,  chính  mảnh  đất  này  là  chiến  trường  năm  nào,
        từng  chôn  bao  xác  quân  thù  cướp  nước  (Pháp),  nơi  đây  cũng  là  “Xứ thiêng  liêng
        rừng  núi  dã  anh  hùng”  nhưng  với  tình  yêu  lao  động  cần  cù,  chịu  thương,  chịu
        khó  của  người  dân  Tây  Bắc  cùng  sự góp  sức  của  nhân  dân  cả  nước,  Tây  Bắc  đã
        hồi  sinh,  Tây Bắc  đã thay  da đổi thịt,  Tây Bắc đã nở hoa, trời Tây Bắc mỗi ngày
        mỗi  sáng  là  thể  hiện  tinh  thần  yêu  nước  nồng  nàn  của  nhân  dân  ta  trong  xây
        dựng, bảo vệ  đất nước.

           2.  Vẻ  dẹp  2: Con sông Đà hùng vĩ, hung bạo đáng sỢ.
           a.  Tăm  địa độc  ác  của con  Sông Dà:  Ca  dao  Tây  Bắc  thường  nói:  “Đường
        lên  Mường Lễ  bao xa.  Trăm  bảy  cái  thác,  trăm  ba  cái ghềnh”  đưa chúng ta hình
        dung  giữa  lòng  con  sông  Đà  lắm  thác  nhiều  ghềnh,  là  chướng  ngại  vật  tạo  sự
        khó  khăn,  làm  cản  trở sự giao  lưu của người  dân Tây  Bắc.  Nói  đến lòng con  sông
        Đà  có  những  tầng  đá  xếp  chồng  lên  nhau  như “Trùng  vi  thạch  trận”  có  thể  xé
        nát  thuyền,  có  khoảng  sông  hẹp  lại  như  cái  vếu  hầu  cùng  những  cái  hút  nước
        như  giếng  bê  tông,  là  những  lực  cản  thật  nguy  lúóm  đôi  với  con  người,  “Có
        những thuyền  đã  bị  cái  hút,  nó  hút xuống,  thuyền  trồng cây  chuối  ngược  rồi  vụt
        biến  đi,  bị dim  và đi  ngầm dưới  lòng sông đến  mười phút sau mới  thấy tan xác ở
        khuỷu  sông  dưới”.  Với  đoạn  văn  miêu  tả  đầy  kịch  tính  kết  hợp  hình  ảnh  nhân

        180
   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186