Page 184 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 184
HƯỚNG DẪN
I. PHẦN GIỚI THIỆU
“Đường lên Mường Lễ bao xa
Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh”.
(Ca dao Tây Bắc)
Lời bày tỏ của người dân Tây Bắc cho chúng ta hình dung, sự hiểm trở, khắc
nghiệt giữa lòng con sông Đà, tạo sự giao lưu qua lại giữa con người với con
người quả là khó khăn. Nhưng đẹp thay, hình ảnh người lái đò đã thực sự làm chủ
hoàn cảnh, làm chủ bản thân đã chinh phục thiên nhiên, vượt qua bao thác ghềnh
nguy hiểm đưa con thuyền về bến đậu suốt mười năm trên sông nước Đà Giang, mãi
mãi là vẻ đẹp đáng quý của ông lái đò trong bài kí “Người lái đò sông Đà” của
Nguyễn Tuân trích trong tập tùy bút “Sông Đà” xuất bản năm 1960.
II. PHẦN TRỌNG TÂM
Vẻ đ ẹp củ a ông lá i đò.
A. Vẻ đẹp tâm hồn: N ăng động; kin h nghiệm ; d iêu luyện; tài trí.
1. Sự năng động của ông lái dò: Nguyễn Tuân đi sâu vào đời sống nội tâm
của nhân vật qua hình ảnh ông lái đò, khơi gợi cho ta thấy rõ cá tính mạnh mẽ,
xông xáo, năng động từ suy nghĩ của ông lái đò trên sông nước, ông nói: “Chạv
thuyền trên khúc sông không có thác, nó dễ dại tay, dại chân và buồn ngủ”.
Hàng loạt từ ngữ gợi cảm như “dại tay, dại chân, buồn ngủ” chứng tỏ người lái
đò luôn luôn thích dòng sông có thác ghềnh, có sự mạnh mẽ của thiên nhiên
nhằm tạo sự vận động năng động, cho cơ thế con người cũng là điều lí thú đôl
với ông lái đò trên sông nước suô't bao nhiêu năm qua.
2. Sự kỉnh nghiệm của ông lái đò: Nguyễn Tuân, khám phá kinh nghiệm
của ông lái đò trên sông nước suô't mười năm. Với đoạn văn miêu tả, giàu tính
sáng tạo qua hình ảnh: “Con sông Đà như một bản trường thiên anh hùng ca mà
ông lái đò nắm bát tất cả những dấu chấm than, chấm câu kể cả những đoạn
xuống dòng”. Với lôd so sánh rất văn chương độc đáo của Nguyễn Tuân, tác giả
thi vị hóa hình ảnh giữa lòng con sông Đà với bao trùng vi thạch trận, những
cái hút nước như giếng bê tông, những cái yết hầu cùng với thần đá, thần sông,
cửa sinh, cửa tử ... được ví von như những dấu chấm than, chấm câu, những đoạn
xuông dòng là cách miêu tả hàm ẩn của tác giả, tạo cho người đọc hình dung,
giữa lòng con sông Đà với bao chướng ngại vật, hiểm trở nhưng ông lái đò đã
nắm bắt bằng sự trải nghiệm của chính bản thân đó cũng là kinh nghiệm giúp
ông chinh phục dòng sông dễ dàng, suô't mười năm trên sông nước.
3. Sự điêu luyện của ông lái đò: Chúng ta hiểu rằng, giữa ông lái đò và
người lái xe, giữa vận tải đường sông và vận tải đường bộ hoàn toàn khác hẳn.
Với ông lái đò chỉ có một con thuyền và một mái chèo, không có phanh chân,
phanh tay thắng trước, thắng sau, kính chiếu hậu như chiếc xe vận tải đường bộ.
183