Page 153 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 153

tóc  là  phong  tục  của  người  Âu  Lạc  cho  đến  hôm  nay  vẫn  còn  ăn  sâu  trong  tâm
        hồn  người  phụ  nữ Việt  Nam,  người  mẹ  Việt  Nam,  làm  nên  nét  duyên  dáng Việt
        Nam,  nét  đẹp văn  hóa Việt Nam  mãi  mãi  là vẻ  đẹp của Đất Nước.  Và hình ảnh:
        “Cha mẹ  thương nhau  bằng gừng cay  muối  mặn” lời  thơ như lời  tự sự,  mang âm
        hưởng  ca  dao  với  lời  thì  thầm:  “Tay  bưng  chén  muối  đĩa gừng.  Gừng  cay  muối
        mặn  xin  đừng quên  nhau”  là  thể  hiện  tấm  lòng thủy  chung trong tình  nghĩa  vỢ
        chồng,  phu  thê  là  nét  đẹp  đạo  lí  là vẻ  đẹp  của Đất Nước.  Đất  Nước  còn thể hiện
        những  hình  ảnh  rất  cụ  thể:  “Cái  kèo,  cái  cột  thành  tên.  Hạt gạo phải  một  nắng
        hai  sương,  xay, giã, giần,  sàng. Đất Nước  có  từ ngày đó...”.  Hình  ảnh  cái  kèo,  cái
        cột  đưa chúng ta  liên  tưởng  đó  là  điểm tựa,  chổ  đứng của một  mái  nhà,  của  một
        gia  đình  vì  có  an  cư  mới  lạc  nghiệp  mới  tạo  sự gắn  bó  để  cùng bảo  vệ,  gìn  giữ
        cho  sự phát  triển  Đất  Nước.  Và  hình  ảnh  hạt  gạo  là  cái  hồn  quê  hương,  cái  hồn
        của dân tộc  là  mạch  sống  là  hơi  thở giúp  chúng ta  lớn  lên  và trưởng thành theo
        chiều  dài cùng Đất Nước trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quôh.

           2.  Đât Nước kết hỢp yếu tô" không gian và thời gian.
           Nguyễn  Khoa  Điềm  cảm  nhận  về  Đất  Nước  còn  mang  một  hình  ảnh  khác
        rộng lớn  hơn  đó  là  đất  đai,  lãnh  thổ,  địa  lí  là  một không gian  bao  la  chứa  đựng
        muôn  loài  chim  thú,  núi  sông  hùng  vĩ,  ôm  trọn  cả  ba  miền  Trung,  Nam,  Bắc  -
        Huế;  Sài  Gòn;  Hà  Nội  mãi  mãi  là vẻ  đẹp  của Đất Nước.  Nhà thơ tiếp tục tìm  lại
        hình  ảnh Đất Nước với ý  niệm thời  gian  để chúng ta liên tưởng về  cội  nguồn, về
        lịch sử dân  tộc  để tự hào  chúng ta là con Rồng cháu Lạc với  tiếng gọi:  “Lạc Long
        Quân  và Ầu  Cơ.  Đẻ  ra  đồng  bào  ta  trong  bọc  trứng”.  Lời  thơ  như  đưa  chúng  ta
        tìm  về  truyền  thuyết,  huyền  thoại  “Lạc  Long  Quân  và Ảu  Cờ”  tạo  cho  chúng  ta
        một  niềm  tin  giúp  chúng  ta  hiểu  rõ,  chúng  ta  từ  đâu  mà  có.  Và  chúng ta  tự hỏi
        rằng,  Đất  Nước  này  do  ai  gây  dựng?  Câu  hỏi,  đưa ta  tìm về  chiều  dài  lịch  sử để
        thấy  được  công lao  của tổ tiên,  của các tiên  linh xưa  là  những vị vua Hùng đã  có
        công  rất  lớn  trong  sự nghiệp  dựng  nước  và  giữ nước  như lời  tự sự đậm  màu  sắc
        sử thi:  “Hằng năm ăn  đâu làm  đâu.  Cũng biết cuối dầu  nhớ ngày giỗ tổ” là ngày
        10-3  âm  lịch  hàng  năm  là  ngày  giỗ  tổ  Hùng  Vương,  các  con  cháu  hội  tụ  về  các
        đền  Hùng như bày tỏ tâ"m  lòng ngưỡng mộ biết ơn  sâu  sắc  của người  sau,  lớp  sau
        đối với  người  trước với  tổ tiên  là thể hiện vẻ  đẹp  đạo lí:  “Uống nước nhớ nguồn”.
        Đúng như lời  bày tỏ  của Hồ  Chủ  tịch:  “Các  vua Hùng đã có  công dựng nước,  Bác
        cháu ta phải ra sức giữ lấy nước.”
           3. Đất N ước hình thành từ nhân dân
           Viết  về  Đất  Nước,  nhà  thơ  nêu  bật  hình  tượng  Đất  Nước  là  những  hình  ảnh
        quen  thuộc,  gần  gũi  giữa  lòng  quê  hương,  dân  tộc  đó  là  hình  bóng  con  người.
        Chính  con người  đã  làm  nên  huyền thoại,  truyền  thuyết,  tạo  nên vẻ  đẹp  cho  quê
        hương như núi  Vọng Phu,  hòn  Trông Mái,  núi  Bút non Nghiên  là vẻ  đẹp  của Đất
        Nước từ bao  đời  nay.  Tất cả hình ảnh  ấy xuất  phát từ con  người  từ nhân  dân mà
        hóa  thân  làm  nên  vẻ  đẹp  cho  Đất  Nước.  Và:  “Những  người  dân  nào  đã góp  tên

        152
   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158