Page 149 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 149
Nước tô đậm sự giàu đẹp cho Đất Nước. Tất cả đều xuâ't phát từ nhân dân từ
những con người bằng xương bằng thịt bằng vẻ đẹp tâm hồn, họ đã hóa thân
thành vẻ đẹp cho Đất Nước. Hình ảnh núi Vọng Phu đưa chúng ta liên tưởng
những người vỢ, khi chồng ra đi chinh chiến, họ nhớ thương, chờ đợi mỏi mòn
rồi lâu ngày ôm con hóa đá. Hình ảnh hòn Trông Mái ở sầm Sơn tượng trưng
cho lòng thủy chung, tình nghĩa vỢ chồng, phu thê quyết trọn đời sông chết bên
nhau và hình ảnh núi Bút, non Nghiên ở vùng đất Quảng Ngãi tượng trưng
những học trò nghèo đô't lá thay đèn, dùi mài sử sách làm rạng danh cho Đất
Nước là những người con hiếu học. Tất cả những hình ảnh đều xuất phát từ con
người, hóa thân từ con người từ nhân dân làm nên vẻ đẹp cho Đất Nước. Quả
thật: “Ôi, Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy. Những cuộc đời đã
hóa núi sông ta..”.
H ình ản h 2: Đất nước từ những con người bình dị.
Với tiếng gọi: “Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen,
bà Điểm, ...” Hàng loạt tên gọi “ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”. Họ là
những người dân lành, chân chất nhưng có tấm lòng tự nguyện, biết vun xới,
đắp bồi cho quê hương, làng mạc thêm tươi đẹp bằng cả công sức, tài lực và họ
mong sao cho quê hương thêm trù phú, ấm no, hạnh phúc là niềm vui, mong ước
của chính họ. Để nhớ về họ, lớp sau, người sau lại lấy tên của “họ” đặt cho tên
đường, tên cầu, tên núi, tên chợ ... như cầu ông Đô'c, ông Trang, núi Bà Đen, chợ
Bà Điểm ... Quả thật: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi. Chẳng mang một
dáng hììih, một ao ước, một lối sổng ông cha”. Ngày nay giữa lòng thành phố
của chúng ta, có chợ Bà Hoa tại ngã tư Bảy Hiền, có những con đường Nguyễn
Văn Trỗi, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, ... ngôi chợ ấy, những con đường
ấy đã khắc tên của “họ” như bày tỏ lòng biết ơn của người sau đôi với người
trước vì “họ” từng góp sức xây dựng cho quê hương, ra sức bảo vệ cho Đâ't Nước
và tên của “họ” vẫn sôhg giữa lòng Đất Nước. “Đất Nước của nhân dân”.
H ình ản h 3: Đất Nước với bao lớp người đi trước trong xây dựng và
bảo vệ.
Với tiếng gọi; “Em ơi em. Hãy nhìn rất xa. Vào bốn nghìn năm Đất Nước.
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp. Con gái con trai bằng tuổi chúng ta”.
Hàng loạt hình ảnh tiêu biểu, tượng trưng, nhịp thơ dồn dập, kết hợp những vần
thơ tự sự gợi cho chúng ta hình dung về chiều dài lịch sử của Đất Nước bắt
nguồn từ nhân dân từ bao thế hệ đi trước. Họ là ông cha ta, là các tiên linh xưa,
lúc yên bình, họ cần cù làm lụng “toan lo nghèo khó” bên mảnh ruộng thửa
vườn, bờ ao con rạch làm cho cuộc sông trù phú, tươi đẹp, ấm no. Nhưng: “Khi có
giặc người con trai ra trận. Người con gái trở về nuôi cái cùng con. Ngày giặc
đến nhà thì đàn bà củng đánh. Nhiều người dã trở thành anh hùng”. (Trích -
Đất Nước). Hàng loạt hình ảnh liệt kê dồn dập, diễn đạt tự nhiên đưa chúng ta
tìm lại hình ảnh của ông cha ta ngày xưa. Họ đã đem vật lực, tài lực, tâm lực
148