Page 152 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 152

8.  Trong  “Bình  Ngô  Đại  Cáo”  của  Nguyễn  Trãi  có  ghi:  “Nhân  dân  bốn  cõi  là
       nhà.  Dựng cần  trúc ngọn cờ phấp phới”.  (Nguyễn Trãi)
    9.  Nhà  cách  mạng yêu  nước  Phan  Bội  Châu  nghĩ  về  dân  về  nước  có  nhận  định:
       “Dân  là Dân Nước.  Nước là Nước Dân”.  (Phan Bội  Châu)
    10.  Ván  hào  nga  M.Gorki  có  nhận  định:  “Con  người,  vinh  quang  thay,  cao  đẹp
       thay  vì hai tiếng ấy đã làm  nên lịch  sử”.  (M.Gorki)
                                    HƯỚNG DẪN
    I.  PHẦN GIỚI THIỆU
                            “Súng nổ rung trời giận dữ
                            Người  lên  như nước vỡ bờ
                            Nước  Việt Nam từ máu lửa
                            Rũ  bùn đứng dậy sáng lòa.”

                                              (trích  "Đất nước" -  Nguyễn Đình Thi)
       Hình  ảnh  Đất Nước trong hồn thơ của Nguyễn Đình Thi  là  sức mạnh của một
    dân  tộc  đã  làm  nên  chiến  thắng,  làm  nên  lịch  sử giành  lại  tự do  độc  lập  cho  Đất
    Nước.  Hôm nay chúng ta lại tìm về hồn thơ Đất Nước, trích Trường ca “Mặt đường
    khát vọng” của Nguyễn  Khoa Điềm là đưa chúng ta tìm về cội nguồn về lịch sử, về
    sự giàu đẹp của Đất Nước.  Với  nhà thơ,  Đất Nước là di  sản tinh thần vàn hóa,  giá
    trị  vật  chất,  ý  niệm  không  gian  và  thời  gian  cùng  chiều  dài  lịch  sử và  Đất  Nước
    này  là “Đất Nước  của  nhân  dân”  của  ca  dao,  thần  thoại.  Chúng ta  hãy  tìm  lại  vẻ
    dẹp của Đất Nước qua sự cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

    11. PHẦN TRỌNG TÂM
       1.  Đât nước kết hỢp  những giá trị vật chất và tinh thần.
       Với  Nguyễn  Khoa  Điềm,  Đất  Nước  là  di  sản  tinh  thần  văn  hóa  quý  báu:  “Đất
    Nước  bắt  đầu  với  miếng  trầu  bây giờ  bà  ăn”.  Lạ  nhỉ!  “Miếng  trầu”  là  một  hình
    ảnh  nhỏ  bé  rất  quen  thuộc  giữa  cuộc  sống  đời  thường  lại  là  hình  ảnh  của  Đất
    Nước  ư!  Chúng ta  làm  sao  quên  được  lời  người  xưa  từng nói:  “Miếng  trầu  là đầu
    câu chuyện”.  Phải  chăng,  miếng trầu tượng trưng cho  lễ  hội,  hôn nhân,  cúng giỗ,
    giao tiếp trong cuộc  sôhg hằng ngày,  đã ăn  sâu vào  đời  sông của người  dân Việt,
    hình  thành  nét văn  hóa Việt  là  vẻ  đẹp  của  Đất  Nước.  Và:  “Đất  nước  lớn  lên  khi
    dân  mình  biết  trồng  tre  mà  đánh giặc”,  Tre  là  hình  ảnh  quen  thuộc,  gần  gũi  từ
    bao  đời  của  người  dân  quê  ta.  Nhớ về  “Tre”  đưa  ta  tìm  về  truyền  thuyết  Thánh
    Gióng ngày xưa.  nhố tre  đánh tan quân giặc Ân,  là thể hiện tinh thần quật khởi
    của dàn  tộc ta trước  ngoại  xâm.  Tre  còn “ưỡn  tấm  ngực lớn  của mình  ra che chở
    cho  làng"  ôm  ấp  thôn  làng,  tạo  nên  cái  hồn  quê  hương,  cái  hồn  dân tộc.  Tre  còn
    là  môi  trường  sinh  thái  là  vũ  khí  thô  sơ  để  chống  giặc,  giết  giặc  trong hai  cuộc
    kháng  chiến  vừa  qua.  Không  dừng  lại  ở  đó,  Đất  Nước  còn  là  hình  ảnh:  “Tóc  mẹ
    thì  bới  sau  đầu.  Cha  mẹ  thương  nhau  bằng gừng  cay  muối  mặn”.  Hình  ảnh  búi


                                                                                151
   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157