Page 150 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 150

cùng xương máu  đế  xây dựng và bảo vệ  cho Đất Nước này.  Họ  là ai? Họ chính là
     nhân  dân,  những  con  người  bình  thường  giữa  cuộc  sống  để  làm  nên  những  điều
     phi  thường,  hình  thành  Đâ't Nước,  đúng như lời  nhận  định  của triết gia Enghel:
     “Không có  máu  và  nước mắt của các dân  tộc  thì  không thể nào  làm  nên  lịch sử”.
     Phải  chàng,  các  dân  tộc  ở  đây  chính  là  tiếng  gọi  “Họ”,  “Họ  đã  sống  và  chết.
     Giản dị  và  bình  tâm.  Không ai  nhớ mặt đặt tên.  Nhưng họ đã làm  ra Đất Nước”.
     Để  làm  sáng  tỏ  hình  ánh  Đất  Nước,  lịch  sử của  một  dân  tộc  oai  hùng  đều  phải
     xuất  phát  từ  nhân  dân,  đưa  chúng  ta  nhớ  lại  phong  trào  Lam  Sơn  của  Lê  Lợi,
     nhân  dân  ta  cùng  nằm  gai  nếm  mật,  chịu  bao  nhiêu  gian  khổ,  suô't  mười  năm
     chống  quân  Minh,  và  nhân  dân  ta  “biết  trồng  tre  đợi  ngày  thành  gậy”.  “Đi  trả
     thù  mà  không  sợ dài  lâu”  cuối  cùng  đã  làm  nên  “Bình  Ngô  Đại  Cáo”.  Quả  thật:
     “Nhân  dân  bôn  cõi  là  nhà.  Dựng  cần  trúc  ngọn  cờ phấp  phới”.  Nhớ  về  phong
     trào  Tây  Sơn  của  Nguyễn  Huệ,  làm  sao  ta  quên  được  hình  ảnh  người  nông  dân
     áo  vải  chân  đất  dưới  ngọn  cờ  đào  cùng  hội  tụ,  kết  hợp  làm  nên  chiến  thắng
     Đông  Đa,  chiến  thắng  lẫy  lững  của  lịch  sử,  là  niềm  tự hào  của  dân  tộc.  Và  cuộc
     kháng  chiến  chông  Pháp  kéo  dài  suô't  mười  làm  năm  với  bao  gian  khổ,  hi  sinh
     mất  mác  nhưng thật  hào  hùng  của  quân  và  dân  ta  với  hình  ảnh;  “Quân  đi  điệp
     điệp  trùng  trùng”  cùng  “Dân  công  đỏ  đuốc  từng  đoàn”  đã  làm  nên  chiến  thắng
     Điện  Biên  chấn  động  địa  cầu.  Quả  thật,  có  Dân  mới  có  Nước  từ  nhân  dân  mà
     hình thành  Đất Nước.  “Đất Nước của nhân dân”.
       Hình ảnh 4: Đất Nước từ những con ngưòí sáng tạo ra giá trị vật chât và giá
     trị tinh thần.
        Hàng loạt  những vần  thơ tự sự:  “Họ giữ và  truyền  cho  ta hạt lúa  ta trồng.  Họ
     chuyền  lửa  qua  mỗi  nhà,  từ  hòn  than  qua  con  củi.  Họ  truyền  giọng  điệu  mình
     cho con  tập  nói.  Họ gánh  theo  tên xã,  tên  làng trong mỗi chuyến  di  dân.  Họ đắp
     đập  be  bờ cho  người  sau  trồng cây  hái  trái.  Có  ngoại  xâm  thì  chống  ngoại  xâm.
     Có  nội  thù  thì  vùng lên  đánh  bại”.  Hàng loạt tiếng gọi “Họ” là  đại  từ nhân xưng
     được  láy  lại  nhiều  lần,  cho  chúng  ta  hình  dung,  tiếng  gọi  “Họ”  là  hình  ảnh  con
     người,  hình  ảnh  của  nhân  dân  của mọi  thành  phần  trong xã  hội,  họ  đã  làm  chủ
     hoàn  cảnh,  chinh  phục  thiên  nhiên,  sáng  tạo  ra  những  giá  trị  vật  chất  lẫn  giá
     trị  tinh  thần.  Hàng  loạt  những  động  từ  mạnh  gợi  hình  như  “giữ”,  “truyền”,
     “chuyền”,  “gánh”,  “đắp”,  “be”...  là  thể  hiện  hình  ảnh  của  con  người,  họ  đã  sáng
     tạo  ra  hạt  lúa,  hòn  than,  con  cúi  đem  lại  mạch  sông,  hơi  thở,  cuộc  sông  cho
     chúng  ta  đến  ngày  hôm  nay.  Và  họ  để  lại  tiếng nói,  giọng  điệu  từ đời  này  sang
     đời  khác  thành  thứ  ngôn  ngữ,  tiếng  mẹ  đẻ  cho  thế hệ  mai  sau.  Càng  đẹp  hơn,
     khi:  “Có  ngoại xâm  thì chống ngoại xâm.  Có  nội  thù,  thì  vùng lên  đánh  bại”.  Họ
     là  những  người  bằng xương bằng thịt  là  ông cha  ta  ngày  trước  là  nhân  dân  tiêp
     tục  kế thừa  từ  đời  này  sang  đời  khác  trong  xây  dựng  và  bảo  vệ  Đất  Nước.  Quả
     thật:  “Đất  Nước  của  nhân  dân”.  Vì  nhân  dân  hình  thành  Đất  Nước.  Đúng  như
     lời  nhận  định  của  văn  hào  Nga  M.Gorki:  “Con  người,  vinh  quang  thay,  cao  đẹp
     thay  vì hai  tiếng ấy đã làm  nên  lịch sử”.
                                                                                 149
   145   146   147   148   149   150   151   152   153   154   155