Page 146 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 146

xuống  đất”.  Quả  thật,  hình  ảnh  “Đất  và  Nước”  để  lại  bao  kỉ  niệm  đẹp  về  tình
    yêu  đôi lứa trong cuộc sông con người.
      c.  Hình  ảnh  3:  Nghĩ  về  “Đất  và  Nước”  chúng  ta  lại  nghỉ  một  vùng  trời  cao
    rộng,  một  không gian  mênh  mông,  choáng ngợp  chứa  đựng muôn  loài  chim  thú,
    núi  non  hùng  vĩ  cùng  bao  danh  lam  thắng  cảnh  đem  lại  sự đa  dạng  phong  phú
    cho  vẻ  đẹp  của  Đất  Nước.  Tiếng  gọi  “Đất  là  nơi  chim  về"  gợi  trong  lòng  người
    đọc  hình  dung lời  ca dao  Huê  có  nói:  “Chim  ham  trái  chín  ăn xa.  Giật mình  nhớ
   gốc cây  đa lại  về” chứng tỏ  chim  có  tổ,  có  rừng,  có núi  thì  con  người  cũng thế dù
    đi  đâu  ở  đâu  ở  phương trời  nào,  nghìn  trùng xa  cách  nào,  ai  ai  cũng nhớ về  quê
    cha  đất  tổ,  nơi  chôn  rau  cắt  rốn  mà  lời  ca  dao  từng thầm  thì:  “Ta  về  ta  tắm  ao
    ta.  Dù trong dù đục ao nhà  vẫn hơn”.
      d.  Hình  ảnh  4:  Nghĩ  về  “Đất”  về  “Nước”  nhà  thơ  đã  bật  thành  tiếng  gọi:
    “Đất Nước  là nơi dân  mình  đoàn  tụ”  đưa chúng ta hình  dung Đất Nước chúng ta
    có  một  địa lí,  một lãnh  thổ rộng lớn từ Ái  Nam  Quan  cho  đến mũi  Cà Mau, hình
    cong  chữ  s  ôm  trọn  cả  ba  miền  Trung,  Nam,  Bắc  với  Huế,  Sài  Gòn,  Hà  Nội
    xuyên  suốt  chiều  dài  của  Đất  Nước  cùng  năm  mươi  bô'n  dân  tộc  anh  em,  Kinh,
    Thượng  một  nhà,  ngược  xuôi  một  lòng  đều  hướng về  một  cội  nguồn  và  cùng  lớn
    lên  giữa  lòng  Đất  Nước.  Phải  chăng,  Đất  Nước  là  biểu  tượng của  một  dân  tộc vì
    Đất Nước  là máu xương của mỗi  con người.
       2.   Đất  Nước  kết  hỢp  từ  yếu  tô  thời  gian  với  chiều  dài  lịch  sử,  cội
    nguồn dân tộc:
      а.  Hình  ảnh  1: Đât Nước  từ đâu mà  có?
       Lời  thơ tự sự:  “Lạc Long Quân  và Ảu Cơ đẻ ra đồng báo ta trong bọc trứng” gợi
    cho  chúng  ta  tìm  về  chiều  dài  lịch  sử,  cội  nguồn  dân  tộc  để  mỗi  chúng  ta  tự tìm
    hiểu,  đất  nước  từ  đâu  mà  có?  từ  đâu  mà  hiện  hữư  cho  đến  ngày  hôm  nay?  Phải
    chăng,  huyền thoại,  truyền  thuyết  Lạc  Long Quân và Âu  Cơ là cha là mẹ  của  dân
    tộc  Việt,  chúng ta là con  rồng cháu  lạc và để hiểu rõ cây có  cội,  nước có nguồn thì
    dân  tộc  ta,  Đất Nước ta cũng phải  có  cội  nguồn  như thế để mỗi  chúng ta có quyền
    tự hào,  ta  là  con  cháu  Rồng Tiên,  con  cháu  Lạc Hồng càng tạo thêm  cho  chúng ta
    niềm tin yêu,  sức mạnh để củng cố,  ra sức giữ ^n, bảo vệ Đất Nước.
       б.  Hình  ảnh 2: Đất Nước  do  ai gây dựng?
       Tiếng  gọi:  “Hằng  năm  ăn  đâu  làm  đâu.  Cũng  biết  cúi  đầu  nhớ  ngày giỗ  Tổ”.
    Lời  thơ  đưa  chúng  ta  tìm  về  chiều  dài  lịch  sử,  công  lao  xây  dựng  của  ông  cha  ta
    thuở trước.  Hình  ảnh  “cúi đầu  nhớ ngày giỗ  Tổ” là biểu hiện tấm lòng biết ơn của
    người  sau,  lớp  con  cháu  của  nhiều  thế hệ  sau,  bày  tỏ  lòng  ngưỡng  mộ,  cung kính
    ngày  giỗ  Tổ  là  ngày  10-3  Âm  lịch  hằng  năm,  ngày  giỗ  của  các  vị  vua  Hùng,  có
    công xây  dựng  đắp  bồi  cho  Đất  Nước,  để  Đất  Nước  có  ngày  hôm  nay  là  sự bày  tỏ
    của  lớp  sau  biết  “uống  nước  nhớ nguồn”  biết “ăn  quả  nhớ kẻ  trồng cây”  là vẻ  đẹp
    của  đạo  lí,  làm  nên  sự giàu  đẹp  cho  Đất  Nước,  đúng như lời  nói  của  Hồ  Chủ tịch:
    “Các Vua Hùng đã có công dựng nước,  Bác cháu ta phải ra sức giữ lấy nước”.

                                                                                145
   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151