Page 143 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 143

nghiệp  rồi  ông cha  ta  đi  đến  tận  rừng  sâu,  núi  cao  tìm  những loại  gỗ  tô"t,  mang
       về  đẽo,  gọt,  đặt  cho  cái  tên  riêng  “cái  kèo,  cái  cột”  chính  là  điểm  tựa  chỗ  dựa
       vững  chắc  của  một  mái  nhà  hình  thành  một  gia  đình  hướng  đến  đời  sông  cộng
       đồng xây dựng Đất Nước.
          6.   Hình  ảnh hạt  gạo:  Hình  ảnh  còn  lại  chúng ta bắt gặp  trong hồn  thơ Đất
       Nước  của  Nguyễn  Khoa  Điềm  với  tiếng  gọi:  “Hạt gạo phải  một  nắng  hai  sương,
       xay,  giã,  giần,  sàng”.  Lời  thơ  miêu  tả  một  hình  ảnh  tiêu  biểu,  cụ  thể  rất  quen
       thuộc,  ăn  sâu trong máu thịt của mỗi  con  người  đó  là hạt gạo,  đưa chúng ta nghĩ
       ngay  đến cây lúa là hình bóng của quê hương, vì  dân tộc ta từ bao  đời nay vẫn là
       nền  “nông  nghiệp  lúa  nước”.  Cây  lúa  là  đặc  sản  chính  của  quê  hương,  cái  hồn
       của  dân  tộc  mà  lời  người  xưa  có  nói:  “Có  thực  mới  vực  được  dạo”.  Vậy  “thực"  ở
       đây  là  gì?  là hạt gạo  là mạch  sông hơi thở máu thịt của mỗi  con  người.  Chính ca
       dao  Việt  nam  từng thầm  thì  nhắc  nhở:  “Ai  ơi,  đừng  bỏ  ruộng  hoang.  Bao  nhiêu
       tấc  đất  tấc  vàng  bấy  nhiêu”  hay:  “Ai  ơi,  bưng  bát  cơm  đầy.  Dẻo  thơm  một  hạt
       đáng  cay  muôn  phần”  càng  gợi  cho  chúng  ta  thấy  rõ,  giá  trị  của  hạt  gạo  trong
       đời  sông con  người thật vô  cùng đáng quý.  Đặc biệt,  hàng loạt  động từ mạnh  gợi
       hình  “xay, giã, giần,  sàng” đưa chúng ta liên  tưởng hạt gạo trong quá trình  thao
       tác  của  con  người,  nó  phải  trải  qua  nhiều  công  đoạn  khi:  “Gạo  đem  vào giã  bao
       đau  đớn.  Gạo giã  xong  rồi  trắng  tựa  bông”  đó  chính  là  mạch  sông,  hơi  thở  của
       nhân  dân  ta,  dân  tộc  ta trong xây  dựng và bảo vệ  Đất  Nước và  thấy  được  sự lao
       động cần  cù  của  người  nông  dân  Việt  Nam  chịu  thương,  chịu  khó  góp  phần  đem
       lại  sự vững mạnh  cho Đất Nước.
          Mở rộng: Để thấy  rõ tầm quan  trọng của hạt gạo  đôi với  con người và cả một
       dân  tộc.  Ta làm  sao quên  được nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử Việt Nam
       năm  1945  (Ầt  Dậu)  từ  Quảng  Trị  đến  Lạng  Sơn  hơn  hai  triệu  đồng bào  ta  chết
       vì  đói.  Hậu  quả  thảm  khôh  ấy  của  dân  tộc,  là  do  thủ  đoạn  thâm  độc  của  bọn
       Phát xít Nhật,  chúng bắt người nông dân  nhổ cây lúa trồng cây  đay,  cuôl cùng là
       nạn  đói  đã  giết  chết hơn  hai  triệu  con  người  Việt  Nam  trong đau  đớn,  căm  hận,
       ngậm  ngùi  đôi  với  bọn  phát  xít  và  thấy  rõ  giá  trị  quan  trọng  đáng  quý  của  hạt
       gạo đôl với  dân tộc thật vô cùng.

       III.  PHẦN KẾT BÀI
          1.  v ề   nghệ  thuật:  Đoạn  thơ  giàu  tính  tự sự,  giàu  chất  suy  tưởng  với  những
       hình  ảnh  tiêu biểu  chọn  lọc,  nhịp  thơ liền  mạch  kết hợp  những biện  pháp  tu từ,
       đặc sắc (ẩn dụ,  so  sánh, tượng trưng).
          2.  về  nội  dung:  Nhà  thơ  khắc  họa  hình  tượng  của  Đất  Nước  là  sự  kết  hợp
       hài  hòa từ những giá trị vật  chất hữu hình,  gần  gũi,  quen  thuộc  hòa  cùng những
       giá trị tinh thần vô  hình mãi  mãi  ăn sâu trong máu thịt của mỗi  người  dân Việt.
       Quả  thật,  hình  ảnh  Đất  Nước  râ't  gần  gũi,  thân  thương,  gắn  kết  trong  mỗi  con
       người  của chúng ta,  từ đó  chúng ta phải  ra sức yêu thương,  giữ gìn, bảo vệ  những
       tài  sản quý báu ấy vì  nó  đã làm nên Đất Nước.

       142
   138   139   140   141   142   143   144   145   146   147   148