Page 181 - Bệnh Tim Mạch
P. 181
chuyển hóa cholesterol thành các nội tiết tố có ích
cho cơ thể. Người có tỷ lệ máu nhiễm mỡ cao nếu
dùng đậu nành thay thịt sẽ làm giảm tỉ lệ này 19,6%
mà không phải dùng thuốc; nếu mỗi ngày ăn 40g
đậu tương hay các chế phẩm của nó trong vòng 1
tháng thì lượng cholesterol sẽ giảm được khoảng
90%. Ngoài ra chất phyoestrogen trong đậu nành
còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú, ung thư tiền
liệt tuyến, ung thư dạ dày... Vitamin E có nhiều
trong đậu nành cũng là một chất chống oxy hóa hữu
hiệu, giúp hạn chế quá trình lão hóa và phòng tránh
các bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, đối với sữa đậu nành đang đưỢc sử
dụng phổ biến, nên tránh ăn cùng trứng gà, đường
đỏ, không để sữa đậu nành quá lâu sẽ gây biến chất,
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
3.1.3. Gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo chỉ mới xát vỏ trấu, còn nguyên
lớp vỏ cám bên trong. Chính lớp vỏ cám này chứa rất
nhiều vitamin BI cũng như các chất dinh dưỡng và vi
lượng khác. Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính
thanh nhiệt, an thần, trấn kinh, trừ phiền. Gạo lứt có
khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên
có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Các
loại thực phẩm chế biến từ ngũ cốc chưa xát như bánh
mỳ đen và cơm nấu từ gạo lứt có thể làm giảm 30%
182