Page 217 - Bệnh Thường Mắc Thuốc Cần Dùng
P. 217

Lưu ý: Không dùng thuốc cho người mắc bệnh mạch vành (có thể
            thăm dò liều thấp tăng dần). Coi chừng nhiễm độc giáp (giảm liều).
                Đề phòng: Tránh bướu giáp địa phương, dùng thường xuyên muối
            iod.
                Vậy thì  địa phương  ít có bướu giáp,  có nên dùng thường xuyên vi
            lượng  iod  không,  những  vùng  bướu  giáp  lưu  hành  khi cung  cấp  đủ  iod
            và với những người có sẵn  bệnh tuyến giáp thì việc sử dụng thực phẩm
            giàu iod (muối, gia vị iod) và thuốc có chứa nhiều iod thì thế nào?
                1/ Bướu  giáp địa phương  (bướu  cổ)  hoạt động  của tuyến  giáp  tự
            thích nghi với điều kiện thiếu  iod,  nếu cung cấp đủ iod sẽ có tình trạng
            sản sinh dư thừa  không thể kiểm  soát được  nội tiết tố tuyến  giáp,  xuất
            hiện  triệu  chứng  cường  giáp  (mệt  nhọc,  hồi  hộp,  gầy  sút,  tim  đập
            nhanh,  trống  ngực,  run  tay,  ra  mồ  hôi,  bức  bối).  Và  tất  nhiên  với  địa
            phương ít bướu giáp  (người có nội tiết tuyến  giáp bình thường) cũng có
            thể có triệu chứng ấy.  Nếu với  người dùng quá thừa iod sẽ có biểu hiện
            suy giáp (mệt nhọc, tăng cân, chuột rút, phù mặt,  giảm trí  nhớ, sợ lạnh,
            chậm chạp,  tóc  khô  dễ  gãy,  da  vảng  sáp,  lưỡi  dày,  giọng  khàn,  thiếu
            máu, tim đập chậm).
                2/ Những  người có sẵn bệnh tuyến  giáp,  suy hoặc cường giáp  lại
            càng phải chú ỷ khi dùng các thực chế có ỉod và đặc biệt với các thuốc
            có  chứa  iod  để  phòng  bệnh  chữa  bệnh  (Colchicin,  ercefuryl
            erythromycin,  thyroxin,  tranxene,  mucitux,  praxilen,  lipiodol...).  cần
            được xét nghiệm thăm dò chức năng tuyến giáp trong  và sau  khi dùng
            đề phòng suy hoặc cường giáp.
                Phải  coi  thực  chế  có  iod  như  là  một  thuốc,  thuốc  có  chứa  iod
            dùng  phải thận  trọng,  nên  có hướng dẫn  của  thầy thuốc.  Vô tinh  dùng
            quá  liều  (các  triệu  chứng  trên)  có  thể  gây  bệnh  tuyến  giáp  (suy  và
            cường) và còn một dạng bệnh khác là do rối loạn chức năng tuyến giáp
            (Xem giảm năng và tăng năng tuyến giáp dưới đây).



            3. ĐÁI THÁO  NHẠT   (Dl= Diabetes insipidus)
                Một rối loạn nhất thời hay mạn tính của hệ thần kinh tuyến yên do

                                                                  213
   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222