Page 95 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 95
đạt được đó tà hiếu đễ. Con người có hiếu với cha
mẹ, đễ tức là biết nhường nhịn với anh em, người
trên thì mới có thói quen phục tùng kỷ luật của
Chính phủ và Đảng một cách tự giác, tình nguyện.
Sau đó gia đình vá trường học phải giáo dục cho
trẻ em biết lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Lễ là giữ đúng cương
vỊ, nghĩa lả làm theo đúng điều nên làm, liêm lá
tự kiềm chế không tham lam, sỉ là biết xấu hổ trước
một hành động trái với đạo nghĩa. Bảy thế kỷ trước
công nguyên Quản Trọng đã thấy vai trò của "Lễ,
nghĩa, liêm, sỉ" đối với sự tồn vong của một nước:
"Lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn cái dây giềng của nước.
M ất nó nước bị diệt vong".
6. Một gia đình ngày xưa dạy con biết hiếu đễ,
liêm sỉ, không phải để nhờ con làm gì cho gia đình
mà để giữ lấy đạo đức gia đình. Cái đó xưa gọi lá
gia phong. Nó quý hơn ruộng vườn, tài sản. Cái gì
m ất đi cũng có thể lấy lại được, nhưng gia phong
m ất đi, con người m ất diện mạo rất dễ làm điều
trái với đạo nghĩa.
Nếu ta đừng nhìn các sách xưa về mặt nội dung
"mà nhìn về m ặt quan hệ, ta sẽ thấy có một quan
tâm bất biến đối với việc bảo vệ nhân cách, khẳng
định diện mạo bất chấp hoán cảnh khó khăn đến
đâu. Cái diện mạo ấy được mĩ hóa bằng nhiều cách
và nghệ thuật Việt Nam ngày trước tồn tại chủ yếu
nhờ chỗ nó gắn liền với việc đề cao những nhân
cách phù hợp với văn hóa của nó. Có bảy nền nghệ
thuật thực hiện nhiệm vụ này và trong một đất
97