Page 286 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 286

Các kinh  này  chỉ  lá những bài ca ngợi  các thần
          linh,  cầu  xin  ân  huệ,  không  có  giá  trị  giáo  dục,  tư
          tưởng như các kinh trong Phật giáo, Thiên Chúa giáo.
              Các bài chầu văn cũng là những bài ca ngợi, miêu
          tả  các  vị  thần  và  kể  về  tiểu  sử  của  họ,  nhưng  có
          nhạc  đệm  theo,  hát  theo  lối  gọi  là  hát  chầu  văn.
              Chầu  văn:  593,  3721,  4145,  4170.
              Đạo  giáo  Việt  Nam  khác  đạo  giáo  Trung  Quốc
          không  có  tổ  chức  thống  nhất,  sống  đơn  thuần  dựa
          váo  hằng  tâm  của  nhân  dân,  chủ  yếu  lá  nhân  dân
          các xã và một số thị trấn.  Nó không có những nhân
          vật  tiêu  biểu,  lỗi  lạc  cho  nên  sự  đóng  góp  của  nó
          vào văn hóa dân tộc lá nhỏ bé, không phải  như đạo
          giáo  Trung  Quốc  với  những  nhà  tư  tưởng,  những
          nhà thơ, những họa sĩ, những trường phái nổi tiếng.
               11.      Thư mục Phật giáo gồm  217  quyển.  Có  một
          điều  rất lạ  khác  các  nước  theo  Phật giáo.  Một nước
          theo Phật giáo tự hào nhất về  điều gì? về điều dịch
          toàn  bộ  các kinh  gốc.  Tôi  đã  được  nhìn  toàn  bộ  các
          kinh  này  dịch  ra  tiếng  Khmer,  gồm  trên  một  trăm
          tập  dày  cộp.  Việt  Nam  không  có  bộ  sách  khổng  lồ
          ấy.  Dù  cho  chúng  ta  biết  rằng  Phật  giáo  lưu  hành
          ở Việt Nam rất lâu, có trường phái như trường phái
          Trúc  lâm,  có  nhiều  ông  vua  sùng  đạo  Phật,  những
          sách  in  đầu  tiên  là  Kinh  phật,  nhưng  số  kinh  in
          lại,  diễn Nôm  không có  bao  nhiêu.  Chỉ  sau này vào
          thời  Pháp  thuộc,  ông  Đoàn  Trung  Còn  ở  Nam  Bộ
          và  hiện  nay  thượng tọa  Thích  Minh  Châu  là  người
          đầu  tiên  dịch  Kinh  Phật  thẳng  từ  tiếng  Pali,  đây
          lá hai người đóng góp nhiều nhất vào việc dịch Kinh.


          288
   281   282   283   284   285   286   287   288   289   290   291