Page 281 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 281
9. Bây giờ ta xét đến chủ đề VIII trong bảng
Thư mục nói về: "Tôn giáo, tín ngưỡng, triết học"
để có một cái nhìn thực chứng về cách tiếp thu tư
tưởng Trung Quốc của cha ông.
Trước hết xét Thư mục "Nhogiáo"gồm. 129 quyển.
Chúng ta cần biết Nho giáo của cha ông thuộc Nho
giáo gì. Trước hết chỉ có Tống Nho, các sách đều
được lý giải theo một lò duy nhất. Trước hết là sách
Ngũ Kinh, Tứ Thư đã được các nhà nho Việt Nam
lược bớt để cho dễ học, chứ không có thêm vào lời
giải thích nào của riêng mình. Đe cho tiện, sau con
số chỉ mã của sách có thêm dịch, viết là n (Nôm)
nếu là dịch ra chữ Nôm; giải là giảng giải, giải
thích, m là bài văn mẫu dựa vào sách để tiện cho
thi cử, các mẫu này là vs nếu là văn sách, ph nếu
là phú, th nếu là thơ, kn nếu là Kinh nghĩa. Điều
này rất tiện để chứng minh một sự thực: cha ông
ta học đạo Nho chỉ nhằm mục đích thi cử.
Kinh Dịch: 232, 493, 494 (n), 495 (vs), 496 (giải),
713 (giải), 714 (giải), 715 (giải), 716 (m, vs), 717
(n), 718 (giải), 719 (vs), 720 (giai), 721 (giải), 722
(giải), 723 (giải), 725 (giải), 728 (giải), 1296 (giải),
2996 (giải)r 3297 (trích), 3929 (giải), 4449 (đê
chữa bệnh).
Chu Lễ; 498 (giải), 499 (vs), 500 (trích), 1783
(m), 1925 (m).
Kinh Lễ: 1932 (m), 1924 (giải).
Kinh Thư: 3647 (giải), 3648 (n), 3649 (m), 3650
(trích), 3651 (kn), 3652 (vs).
283