Page 280 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 280

Thứ  ba  các  văn  tế.  Vì  văn  tế  đóng  vai  trò  chủ
           chốt  trong buổi  tế  cho  nên  cho  những bài  mẫu  dạy
           cách làm văn tế: 3233, 3234, 3264, 3266, 3267, 3269,
           3272,  3273,  3274,  3275,  3276,  3277,  4432.

               Danh  sách  náy tuy chưa cấp  cho  ta  toàn bộ  các
           kết  quả  có  thể  thấy  được  trong  các  hoạt  động  tinh
           thần  của  cha  ông  ta  trong  quan  hệ  với  thần  linh,
           nhưng  cũng  cho  ta  thấy  cái  có  thể  gọi  là  tâm  thức
           tôn giáo của cha ông.  Người Việt Nam nhìn thế giới
           bên  kia  cũng theo  cái  khuôn  mẫu  láng xã  của  cuộc
           sống  của  mình.  Cái  thiên  đình  của  anh  ta  không
           có tổ chức uy nghiêm như một triều đình của hoàng
           đế,  mà  chỉ  mờ  mờ  những  vị  thần  không  phân  biệt
           với nhau: như các háo mục trong làng. Những người
           ấy  gần  gũi  họ  và  cũng  không  khác  gì  họ.  Nguồn
           gốc  các vị  thần  là  bình  thường,  trước kia  họ  đều  là
           những  người  như  họ  chứ  không  phải  được  tạo  ra
           do  một  đấng  tối  cao  nào  và  nếu  họ  sống  một  cuộc
           sống  đức  hạnh,  có  công  với  làng  với  nước  thì  họ
           cũng sẽ thành thần,  sẽ được người ta thò cúng.  Con
           người  trở  thành,pháp  sư  không  phải  tu  luyện  gì
           khắc khổ như ở Àn  Độ  hay Trung Hoa,  cũng chẳng
           phải sống ép xác, không có vợ chồng, trốn vảo rửng,
           lên  núi  cao,  được  một  ân  huệ  gì  đặc  biệt  của  các
           đấng  siêu  phàm.  Tất  cả  những  đặc  điểm  này  khu
           biệt  tâm  thức  tôn  giáo,của  người  Việt  Nam  so  với
           người Trung Quốc hay Ân Độ. Vị pháp sư Việt Nam
           trước  sau  chỉ  là  một thầy  mo  như ở  đồng bào  miền
           núi ĐNA,  chỉ khác một điều là có một học vấn vững
           chãi hơn về Hán học dựa vào một số sách Trung Quốc.



           282
   275   276   277   278   279   280   281   282   283   284   285