Page 275 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 275
cư trú, các nhân vật trong họ có công với lảng, với
nước, những người được phong, được sắc vua ban,
các nhá thờ, đặc biệt những người đàn bả của họ
có công và có tiếng tăm, sự gắn bó của làng trong
thờ cúng. Nhưng chúng tôi không có điều kiện để
đi sâu vảo lĩnh vực này.
5. Bây giờ xét đến bộ phận gọi là "Tín ngưỡng
dân gian" gồm 289 quyển nói đến cầu cúng, bói toán,
nhương sao, giải hạn... cần phải phân tích bộ phận
này kỹ hơn để thấy mức độ ảnh hưởng của văn hóa
Trung Quốc. Tôi nói văn hóa Trung Quốc mà không
nói Nho giáo, bởi vì văn hóa Nho giáo, như chúng
ta biết, không nói đến thần linh. Như đã nói, trí
thức Việt Nam xưa tuy học chữ Hán vá Nho học
để đi thi, làm quan, nhưng tâm thức họ vẫn là tâm
thức dân gian quen thuộc của ĐNA, vẫn còn sẵn
trong tâm hồn. Chỉ khác một điều so với các cư dân
ĐNA khác là cái tín ngưỡng này mang hình thức
Hán hóa sâu đậm đến mức gần như ta chỉ thấy có
sự vay mượn.
Tôi sẽ bắt đầu bằng loại sách ghi chép các "giáng
bút", tức là những lời của thần phật truyền dạy
qua các ông đồng bà cốt, số sách này lả 162 quyển.
Nó ghi lại những lời của các vị thần. Nội dung các
lời dạy chỉ có vẻ đạo giáo, nhưng không mang tính
chất tiêu biểu của Đạo giáo Trung Quốc là thuật
dưỡng sinh, tu tiên, trường sinh bất tử, xa lánh thế
tục. Những lời dạy dỗ đó là của các Thánh Mau
của Việt Nam, không có trong đạo giáo Trung Quốc,
277