Page 273 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 273
ta: làng xã Việt Nam. Chúng ta biết trí thức Trung
Hoa không nói đến làng với tính cách một đơn vị
tự chủ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Khái
niệm "làng” là một khái niệm ĐNA. Khi chứng minh
được bằng khái niệm náy tồn tại như một hằng số
trong tư duy Việt Nam thì ba sự khúc xạ còn lại
tự nó được chứng minh quá nửa. Một công trình
thức nhận không chứng minh xuất phát từ những
nguyên tắc có thể là rất hay, rất đúng nhưng không
được kiểm tra về m ặt nhận thức luận. Trái lại, một
người thức nhận đi con đường khác. Anh ta kiểm
tra cái khâu đầu tiên là nguyên tắc đưa ra và tìm
cách nêu lên con đường làm việc để đi đến các
kết luận.
Tôi có nói nhá Nho Việt Nam trước hết là con
người ở làng, trong lòng anh ta trước hết tồn tại tư
duy công xã, rồi các cách nhận thức khác là xây
dựng trên cái tư duy này do đó mà bị khúc xạ.
Trong bộ Thư mục trước hết có 205 quyển thuộc
mục tục lệ địa phương bao gồm các hương ước, khoán
lệ. Cái này không có ở Trung Quốc. Điều này chứng
tỏ không phải ai mà chính các nhà Nho xây dựng
các khoán ước, quy định các tục lệ. Bộ phận thứ
hai cũng gắn liền với tâm thức công xã là các sử
liệu, gồm 519 quyển thuật lại các thần tích lá bộ
phận gắn liền với tâm thức làng xã, các tiểu sử,
phần này chỉ có một phần gắn liền khi nhân vật
là của làng còn một bộ phận không chỉ thuộc làng
xã, khi nhân vật lá của nước. Bộ phận thứ ba là
các gia phả, gồm 283 quyển, nhưng rất khó lòng
275