Page 269 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 269

thuần  cán  cứ  váo  quan  sát  cá  nhân,  điều  mà  GS.
  Trần  Đình  Hượu  đã  làm.

       Mọi  nhà  Nho  Việt  Nam  trước  hết  là  một  nhà
  văn,  một  nhá  thơ.  số lượng  áp  đảo  các  sách  về  văn
  thơ  đã  chứng  minh  điều  đó.

      Không  những  thế,  bất  cứ  quyển  nào  dù  là  nói
  về  địa  lí,  nông  nghiệp,  y  dược  học...  thế  nào  cồng
  kèm  thơ,  phú,  văn.  Hình  như  có  một  cái  nợ  văn
  chương  gắn  liền  vói  số  phận  nhả  Nho.  Trái  lại,  có
  những điều  làm  ta  sửng  sốt.  Trong toàn  bộ  số  sách
  không  có  quyển  nào  nói  đến  thương nghiệp.  Không
  phải người Việt Nam không biết lầm thương nghiệp,
  nhưng  thái  độ  coi  khinh  thương nghiệp  xem  ra  rất
  nặng.  Neu  trong  xã  hội,  thương  nhân  bị  xếp  vào
  hạng bét  thì  đối  với  các  nhà  Nho Việt Nam thương
  nghiệp  tự nó là  trái đạo  đức.  Không những thế,  các
  nghề  thủ  công cũng bị  coi  khinh.  Đọc các  sách  viết
  về  thủ  công  thấy  gì?  Có  sự  liệt  kê  các  sản  vật  ở
  một  địa  phương,  các  nghề  như  tơ  tằm,  nghề  dệt,
  nghề  làm  lụa,  làm  giấy...  Có  tiểu  sử  các  tổ  sư  các
  nghề,  và  có  thơ  ván.  Nhưng  không  có  một  chỉ  dẫn
  nào có tính chất kỹ thuật cả.  Không một công trình
  nào  về hội  họa,  nghề thêu,  mặc  dù người Việt Nam
  nổi  tiếng  thế  giới  bởi  bàn  tay  váng.  Không  có  sách
  dạy  nấu  ăn,  mặc  dù  các  cụ  thích  uống  rượu,  chén
  thịt, và nông thôn Việt Nam là nông thôn khao vọng
  linh  đình.  Chỉ  có  một vải  chỉ  dẫn  về  cách tạc Phật.
  Đây lả  một bất công rất lớn mả chúng ta nhất định
  phải xóa tan.  Như tôi quan niệm,  cái nghèo  đói  của
  Tổ  quốc  bắt  rễ  từ trong tâm  thức  của  trí  thức Việt



                                                        271
   264   265   266   267   268   269   270   271   272   273   274