Page 53 - AllbertEstens
P. 53
lượng (sự "hấp dẫn") là không thể phân biệt được với sự gia tôc
đều, chỉ trừ đối với các hiệu ứng triều (tidal effects)^. ông đã đi
đên kêt luận này dựa trên những thí nghiệm tưởng tượng tiến
hành trong một cái thang máy (nhỏ) hoặc là rơi tự do trong một
trường hâp dẫn hoặc là được kéo bằng một cái dây (một lực) và
chuyển động có gia tốc một cách tương ứng trong một vùng
không có hấp dẫn; bên trong chiếc thang máy này, người quan
sát không thể nào phân biệt được họ ỏ trong tình trạng nào
trong hai trường hợp đó, họ có thể nghĩ rằng chân họ đặt lên sàn
thang máy vì họ có trọng lượng, nhưng họ cũng có thể nghĩ
rằng tuy họ không có trọng lượng nhưng cái thang máy đâ bị
đẩy lên với tốc độ tỉ lệ với gia tốc của trường hâ'p dẫn. Dựa trên
nguyên lý đó (sự tương đương giữa khối lượng quán tính và khối
lượng hấp dẫn), Einstein đã tính sự dịch chuyển của ánh sáng
về phía đỏ do tác dụng của trường hấp dẫn (1907) và sự lệch của
%
tia sáng đi ngang qua gần mép đĩa Mặt Tròi do ảnh hưởng của
trường hấp dẫn Mặt Trời (1911). Vì chưa hiểu được cấu trúc của
trường cho nên độ lệch của tia sáng tính được vào lúc đó chỉ
bằng một nửa giá trị đúng tính được sau này (1915).
Trong thòi gian 1911-1912, Einstein, M. Abraham và G.
Nordstrom đã thử xây dựng các phương trình theo lý thuyết
tương đốì cho trường hấp dẫn (xem là một đại lượng vô hướng),
nhưng không lâu sau đó Einstein cảm thấy không thỏa mãn vối
tất cả các lý thuyết đó, phần lớn là do tính thẩm mỹ [8].
Về phần mình, Einstein đã thấy được cơ sỏ kỹ thuật của
Các hiệu ứng do sự không đồng đều của trường hấp dẫn, thí dụ như một giọt chấí
lỏng trẽn con tàu vũ trụ quay quanh Trái Đất (con làu rơi tự do), giọt chất lỏng này
không hoàn toàn là hình cầu mà bị kéo ra theo phương xuyên tâm (hướng về tâm Trái
Đất) và bị nén lại theo phương ngang.
51