Page 360 - AllbertEstens
P. 360
Tiên đề thứ năm (sự rút gọn hay sự suy sụp của hàm sóng)
đặt ra vấn đề lý thuyết đo là còn phải bàn cãi và dữ đó cả
vấn đề về sự đúng đắn của hình thức luận của cơ học lượng
tử.
Một trong những cách trình bày khác sâu hơn về các tiên
đề của cơ học lượng tử chúng ta có thể tham khảo là cách trình
bày của Paul Roman trong cuôn "Advanced quantum theory"
(Lý thuyết lượng tử cao cấp) [6]. Tác giả đã đưa ra tất cả 5 nhóm
tiên đề. Nhóm thứ nhất, với tên gọi "Các quan sát được vật lý",
có 3 tiên đề: Tiên dề I gắn các quan sát được vật lý với các toán
tử Hermite, Tiên đề lia chỉ ra cách xây dựng các toán tử này từ
các biến cổ điển tương ứng, còn Tiên đề Ilb xác định các phương
trình mà các toán tử này phải tuân theo (các hệ thức giao hoán
của Heisenberg). Nhóm thứ hai "Trạng thái của một hệ lượng tử
hoá" có 2 tiên đề: Tiên đề Illa gắn các trạng thái khác nhau của
một hệ lượng tử hóa vổi các vectđ trong không gian Hilbert, còn
Tiên đề Illb chỉ ra tác dụng của một phép đo về một quan sát
được trên một vectơ trạng thái. Nhóm thứ ba "Các tiên đề về giá
trị trung bình và xác suất" có 2 tiên đề IVa và IVb, các tiên đề
này liên hệ giá trị trung bình của một phép đo với những tích vô
hướng tính toán từ vectơ trạng thái và các đại lượng được quan
sát. Nhóm thứ tư "Sự phát triển động lực của các hệ lượng tử
hoá" dành cho vấn đe phương trình chuyển động được tác giả
trình bày theo hai tiên để Va và Vb và theo ba biểu diễn khác
nhau * Schrödinger, Heisenberg và tương tác. Cuối cùng là
nhóm "Các hệ hạt đồng nhất” với Tiên để VI mà tác giả đưa
thêm nhằm loại bỏ những chỗ không nhất quán khi xem xét
những hệ hạt đồng nhất.
358