Page 239 - AllbertEstens
P. 239
người ta đã "trải" các thăng giáng này ra. Chúng không biên
mất hoàn toàn, song chúng lại "tắt dần” đủ nhanh để không còn
không tương thích với "tính dịu" của các độ cong của không -
thời gian mà lý thuyêt tương đổi rộng đòi hỏi.
L. R.: Nhưng lý thuyết dây đâu phải là cách duy nhất
thống nhãt hai lý thuyết này. Có một cách tiếp cận khác, hấp
dẫn lượng tử vòng, củng có vô sô môn đồ, tuy không nhiều như ở
lý thuyết dây. Ông có cho rằng lý thuyết này củng có triển
vọng?
B. G.: Đó là một cách tiếp cận rất lý thú, song nó vẫn chưa
ỏ giai đoạn phát triển như lý thuyết dây. Hơn nữa, tham vọng
thông nhất của nó khiêm tốn hơn vì nó chỉ muốn thống nhất
hấp dẫn với cơ học lượng tử, hoàn toàn không đả động gì đến
khôi kiến thức của chúng ta trong vật lý hạt. Tuy nhiên, nó
cũng chẳng có gì là không tương thích với lý thuyết dây. Sau
cùng, nó có thể chỉ là một cách giải thích khác lý thuyết dây.
L. R.: Liệu có còn những luận chứng khác cho phép lý
thuyết dầy đáng được ưu đãi hơn hay không ?
B. G.: Thành công lốn của lý thuyết dây là về các lỗ đen.
Năm 1997, các nhà lý thuyết dây quả là đã xây dựng được một
mô hình về lỗ đen, cho phép tìm lại được các kết quả lý thuyết
thu được hơn hai mươi năm về trước và bằng một cách tiêp cận
khác bởi Stephen Hawking ỏ Cambridge. Họ chứng minh bằng
một cách chặt chẽ hơn Hawking rằng lỗ đen không hẳn đã là
đen: Nó phát ra một bức xạ yếu do một quá trình lượng tử. Đó là
cái mà người ta gọi là sự bay hơi của lỗ đen.
L. R.: Thành công này mới chỉ là ở mức lý thuyết. Liệu
người ta có sớm kiểm chứng được bằng thực nghiệm những tiên
đoán của lý thuyết dây ?
B. G.: Một tiên đoán mà người ta có thể kiểm nghiệm sớm
là sư tồn tại của các hạt giả định rất nặng, các sparticule (hạt
« •
237