Page 236 - AllbertEstens
P. 236
biên thể này chỉ là năm cách nhìn nhận khác nhau của cùng
một lý thuyết - lý thuyết M. Nói theo ngôn ngũ kỹ thuật hơn,
năm lý thuyết này là năm mặt thay thế được cho nhau (đối
ngẫu - duales) và những khác biệt giữa chúng là do mức phân
tích quá "thô thiển" được tiến hành cho tới nay gây ra.
L. R.: Xỉn ông giải thích khái niệm đối ngẫu (dualité) này.
B. G.: Nếu ông đặt cho tôi một câu hỏi bằng tiếng Pháp,
thứ tiếng tôi không hiểu, tôi sẽ không thể trả lời được. Nếu sau
đó, một bạn đồng nghiệp của ông đặt câu hỏi bằng tiếng Anh và
một ngưòi phiên dịch nói cho tôi biết nội dung của cùng câu hỏi
đó, tôi sẽ có thể trả lời ông với sự giúp đỡ của anh ta. Giữa hai
biến thể của lý thuyết dây, những khác biệt trong cách phát
biểu còn tê nhị hơn giữa tiếng Pháp và tiếng Anh. Ta cần cả một
công việc toán học phức tạp để nhận thấy rằng những câu hỏi
được đặt ra trong một cách phát biểu của lý thuyết quả là tương
ứng vối các câu hỏi khác được đặt ra trong một cách phát biểu
khác. Nhưng một khi đã thiết lập được mốỉ liên quan đối ngẫu
này, người ta sẽ tin chắc rằng mỗi biến thể của lý thuyết đều nói
đến cùng một vấn đề và các câu trả lòi đều giống nhau.
L. R.: Lý thuyết dây thường được trình bày như là "Lý
thuyết mọi sự vật". Theo ông, câu này có nghĩa gì ?
B. G.: Tôi khồng thích cách nói đó ! Thuật ngữ "mọi sự
vật" chỉ nên dùng theo nghĩa rất hẹp, hiểu "mọi sự vật" với
nghĩa là tất cả vật chất và tất cả các lực mà theo đó vật chất
tương tác với nhau, nói cách khác, tất cả những gì mà vật lý hạt
xem xét. Nhưng lỷ thuyết dây sẽ không nói cho chúng ta biết
liệu ngày mai trời có mưa hay tuyết rơi hay không.
L. R.: N hư vậy là ông từ bỏ quan điểm quy giản luận
(réductionniste) khoa học, theo đó mọi hiểu biết của chúng ta
đến một ngày nào đó đều có thể suy được từ các định luật vật lý
cơ bản ?
234