Page 195 - AllbertEstens
P. 195
trạng thái khả dĩ. Lời giải trực tiếp cho "nghịch lý đo" vẫn chưa
có, sự nghi ngờ của một sô nhà vật lý vê lời giải đã đưa ra rõ
ràng là không thể bỏ qua được [30].
V. ĐÂU LÀ "THỰC TẠI" ?
Nếu như cơ học lượng tử là một lý thuyết "có vấn để"
(nghịch lý đo) cần được ”xét lại" trong khi lại rất có hiệu quả
(nền văn minh hiện nay trên Trái Đất) thì thực chất của nó là
như thế nào ? cTEspagnat [10] đã có sự đánh giá ngắn gọn như
sau: "Về các khái niệm lượng tử, bản chất của nó được gắn
không phải vói các thực thê, mà chỉ là với các thao tác - con
người chuẩn bị và quan sát". Nói cách khác, cơ học lượng tử vẫn
chưa phải là một lý thuyết vể thực tại. "Thực tại lượng tử", nếu
ta có thể nói như vậy, hiện còn là một "thực tại bị bao phủ"
(veiled reality, réalité voilé), thuật ngữ của d'Espagnat**.
Câu hỏi được đặt ra: Phải chăng "thực tại" theo lý thuyết
lượng tử cứ mãi mãi là bị bao phủ ? Con người có thể nào lật bỏ
được cái tấm màn bao phủ đó hay không ? Phải chăng đó là ý
của Thượng đê và những tìm kiếm của chúng ta vể một r,thực tại
khách quan" chỉ là vô vọng. Như đã trình bày ỏ trên, Einstein
không tin là như vậy. Đồng tình vỏi Einstein, ngày nay, số
những người này đã nhiều lên rất nhiều, thí dụ như 'tHooft, giải
Trên cơ sở thuần túy triết học, d'Espagnat cho rằng có tổn tại thực tại độc lập - thực
tại không phụ thuộc vào người quan sát. Tuy nhiên, đối với thế giới hàng ngày của nhà
vật lý bình thường, sự chú trọng dầu tiên là thực tại kinh nghiệm - những bộ phận cơ sở
của loàn bộ việc nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, trong khi thực tại kinh nghiệm cung
cấp một sự hiểu biết gián tiếp nào dó về bản chất của thực tại độc lập, bức tranh đầy
đủ vé thực tại dộc lập lại bị "bao phủ" (veiled) trước sự quan sát của chúng ta và có lẽ
sẽ luôn luôn như thế. (Theo R. Scalettar trong bài bình luận của ông [31] về cuốn sách
của B. d'Espagnat Veiled reality: An analysis o f present-day quantum mechanical
concepts, Addison - Wesley, 1995; bản tiếng Pháp: Le réel voilé, Fayard, 1994).
193