Page 191 - AllbertEstens
P. 191
trạng thái có mômen xung lượng toàn phần 0) được phát ra từ
một nguyên tử canxi được kích thích. Độ tương quan thu được
là: Sexp = 2,67 ± 0,015, phù hợp rất tốt với tiên đoán theo cơ học
lượng tử: SqM = 2,70 và như vậy bác bỏ lý thuyết tham sô ẩn cục
bộ.
■
Thí nghiệm trên c ó yếu điểm là khoảng cách từ các thiết
bị đo đên nguồn và khoảng cách giữa chúng không đủ lớn để có
thể hoàn toàn bảo đảm được tính cục bộ. Để tránh nhược điểm
này, thí nghiệm thứ hai đã được tiến hành với khoảng cách từ
nguồn đên thiêt bị đo được kéo dài ra tói 6m, các hướng được lựa
chọn một cách ngẫu nhiên, thời gian chỉ bằng nửa thời gian cần
thiết đ ể một tia sáng đi tới nguồn (2 X 10 8 giây), tức là không có
thông tin liên lạc giữa các phép đo 1 và 2. Kết quả đốỉ với câu
hình mới này là: SeXp = 2,101 ± 0,020, phù hợp với tiên đoán theo
cơ học lượng tử SQM = 2,112 và phủ định các lý thuyết tham sô"
ẩn tuân theo nguyên lý cục bộ Einstein.
Sự vi phạm bất đẳng thức Bell, trong khi bác bỏ các lý
thuyết tham sôf ẩn cục bộ, đã làm nổi bật một đặc tính quan
trọng của thế giới lượng tử: tính phi cục bộ lượng tử. Đặc
tính này, theo d’Espagnat, mà ông thường gọi là tính không thể
tách biệt được (nonseparability), còn cơ bản hơn tính bất định
[20]. Đặc tính này đã được Schrödinger lần đầu tiên chỉ ra trong
công trình vể nghịch lý con mèo năm 1935 dưới cái tên "quan
hệ vướng mắc". Ông nói đến các trạng thái của các phân hệ
không thể tách rời nhau và điểu này có nghĩa là đối vối một lớp
hệ nào đó, các kết quả của một phép đo về một phân hệ A ở rất
xa (trong không gian) phân hệ bạn B của nó không chỉ phụ
thuộc vào các kết quả thu được ở B mà còn vào cái mà người ta
quyết định đo ở B. Điểu này trái với khái niệm thông thưòng về
tính cục bộ. Cái được thực hiện ỏ B không thể ảnh hưởng đến
kết quả của một phép đo ở A, nhất là khi chúng ỏ xa nhau và
189