Page 194 - AllbertEstens
P. 194
Thí nghiệm thứ hai được tiến hành bởi M . B r u n e v à c á c
cộng sự ở trường Cao đẳng Sư phạm Paris với cái hộp nhốt " c o n
mèo" là một cái hốc dài 3cm được tạo thành bằng hai gương cầu
làm bằng niobi mài thật nhẵn đặt đối diện với nhau. C ò n " c o n
mèo" là vài photon được tạo ra từ một nguồn sóng kết hợp bước
sóng 6mm ghép vối hốc bằng một ống dẫn sóng. Thí nghiệm đã
cho thấy sự mất kết hợp diễn ra trong khoảng 40 micrôgiây, tuy
rất ngắn song còn là dài hơn rất nhiều nếu con mèo trong thí
nghiệm có kích thước như mèo thật.
Các thí nghiệm trên đây tuy chưa phải là vế những vật
thể vĩ mô thật sự, nhưng cũng đã được một sô' nhà nghiên cứu
cho là một bước tiến đáng kể trong việc thăm dò bằng thực
nghiệm sự chựyển từ thế giới lượng tử (vi mô) sang thế giới cổ
điển (vĩ mô) theo sự mô tả của lý thuyết mất kết hợp.
Mặc dầu vậy, lý thuyết mất kết hợp vẫn chưa thể được
xem là giải pháp cuối cùng cho vấn đề đo trong cơ học lượng tử.
Trạng thái thu được về hệ và thiết bị bằng cách sử dụng sự mất
kết hợp không đồng nhất một cách chính xác với trạng thái thu
được bằng cách áp dụng nguyên lý rút gọn hàm sóng. Theo
nguyên lý rút gọn hàm sóng, hệ và thiết bị sau khi đo sẽ nằm
trong những trạng thái xác định một cách vĩ mô với một xác
suất nào đó cho mỗi trạng thái nếu có nhiều kết quả khả dĩ khác
nhau, có nghĩa là mọi tương quan giữa các trạng thái khác nhau
đểu biến mất. Theo lý thuyết mất kết hợp, các tương quan giữa
các trạng thái khả dĩ khác nhau chỉ rất nhanh chóng trở thành
không đáng kể không thể đo được chứ không hoàn toàn biến
mất. Ngoài ra, nếu ta xét một hệ đơn nhất chứ không phải một
tập hợp hệ, trạng thái thu được sau mất kết hợp cần phải được
giải thích như là sự kiện hệ nằm trong một loại chung sống
(không có tương quan) của các trạng thái khả dĩ khác nhau chứ
không phải trong một trạng thái duy nhất được chọn ra từ các
192