Page 193 - AllbertEstens
P. 193

xung  quanh.  Phương 'trình  Schrödinger  do  đó  cần  áp  dụng




                                                không chỉ cho hệ, thiêt bị đo, mà còn cả môi trường của nó nữa.



                                                Tuy nhiên,  khi đo, ta đã bằng lòng chỉ quan sát hệ và thiết bị,




                                                vứt bỏ môi trường sang một bên. Điểu này thực ra không phải là




                                                vì  ảnh  hưởng của  môi  trường  được xem  là  có  thể  bỏ  qua,  mà



                                                 chính là vì người ta chưa biết làm thế nào để xác định được các




                                                 đại lượng  gắn  với các  thành  phần  khác nhau  của  môi  trường.




                                                 Nhưng rồi người ta  đã  tìm ra rằng nếu chỉ quan tâm đến một



                                                 phân hệ nằm trong một hệ lớn thì sẽ có thể biết được về phân hệ




                                                 này  bằng  cách  thực  hiện  một  phép  toán  gọi  là  "lấy  vết  riêng



                                                 phần" đối với hệ lớn.  Zurek là một trong những người đầu tiên




                                                 đã chứng minh rằng trạng thái thu  được bằng cách đó cũng là




                                                 trạng thái thu được theo nguyên lý rút gọn hàm sóng.  Sự tiến



                                                 triển  của  hệ  được  mô  tả  bằng  phương  trình  Schrödinger  và




                                                 nguyên lý rút gọn hàm sóng rút cục được dung hòa với nhau.






                                                                  Năm  1996  đã  có hai  nhóm  nghiên  cứu  tiến  hành  những



                                                 thí nghiệm cụ thể kiểm tra lý thuyết mất kết hợp, tìm xem con




                                                 mèo vừa sống vừa chết của Schrödinger có thể chuyển sang thê



                                                 giới vĩ mô  để trở thành hoặc là  sống hoặc là  chết như thế nào




                                                 [29]. Để thực hiện được thí nghiệm, vấn để cốt yếu là chế tạo ra




                                                 những hệ vừa là vĩ mô vừa là vi mô - những hệ trung mô - để sự



                                                 mất kết hợp xẩy ra đủ chậm để có thể quan sát được.






                                                                   Nhóm nghiên cứu thứ nhất đứng đầu là C. Monroe và D.



                                                 J.  Wineland ỏ NIST (Viện Tiêu chuẩn và  Công nghệ Quốc gia,




                                                 Mỹ) đã sử dụng mẫu vật là một iôn berili giữ trong một bẫy điện




                                                 từ, iôn được kích thích để tạo ra một chồng chập các trạng thái



                                                 điện  tử  bên  trong,  các  trạng  thái  này  sau  đó  được  tách  ra  xa




                                                 nhau.  Bằng cách  này,  iôn biểu hiện như là tồn tại đồng thời ở



                                                 hai  vị  trí  khác  nhau  (các  trạng  thái  bên  ngoài),  khoảng  cách




                                                 giữa chúng đạt tới 80 nanômet, hệ do đó có thể xem như một hệ




                                                 trung mô - một con mèo con !












                                                                                                                                                                                                                                         191
   188   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198