Page 186 - AllbertEstens
P. 186
tượng siêu dẫn [23]). Chúng tôi đã thử sử dụng thế này xem như
một cách để liên kết cơ học lượng tử vối lý thuyết tương đối rộng
và đã tính được khốỉ lượng và kích thưốc của các lỗ đen nguyên
thủy được giả định trong các công trình của M. A. Markov, Ya.
B. Zel'dovich và I. D. Novikov và s. w. Hawking [24].
Một cách giải thích khác rất nổi tiếng vì tính kỳ lạ nhưng
dường như lại rất hợp lý là cách giải thích đa thế giới hay
th ế giới song song do Hugh Everett III đưa ra năm 1957, lúc
đó ông là một nghiên cứu sinh ở Princeton dưới sự hướng dẫn
của J. A. Wheeler. Cách giải thích này lúc đầu được gọi là cách
giải thích các trạng thái tương đối hay cách giải thích Everett-
Wheeler. Cái tên "đa thế giới” là do Bryce Dewitt đưa ra năm
1967 khi ông lưu ý mọi người đến công trình của Everett.
Không sử dụng giả thiết về sự rút gọn của hàm sóng (mèo
chết và mèo sống trong nghịch lý con mèo của Schrödinger) về
một khả năng duy nhất (mèo chết hay mèo sống) khi một phép
đo được thực hiện (mở hộp kín để nhìn thấy con mèo !), tác giả
của cách giải thích này cho rằng tập hợp "vật được đo + thiết bị
đo", khi phép đo thực hiện, được chia thành một số tập hợp, thực
tế là tạo thành hai thế giới song song, một thế giối trong đó con
mèo bị chết và một thế giới trong đó con mèo đang sống (ta vẫn
lấy thí dụ vể con mèo của Schrödinger). Nói cách khác, vào lúc
đo, thê giới được nhân đôi một cách hệ thống để tạo thành hai
nhánh chỉ khác nhau về trạng thái của con mèo (chết hay sống),
không có sự can thiệp của một ý thức nào của người quan sát
(như đã được E. Wigner gợi ý trong một cách giải thích khác về
cơ học lượng tử). Vì trong mỗi nhánh, kết quả chỉ ra trên thiết bị
đo được đọc bởi người quan sát cho nên người này cũng được
nhân đôi mà họ không hay biết gì về điều này (vì giữa các
nhánh thê giới được tạo thành không có sự thông tin liên lạc).
Kết quả là mỗi người quan sát chỉ biết vể thế giới của mình
184