Page 245 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 245

- Duy Liên ơi, anh Tư Ốm‘ hy sinh rồi!

             Mặt Duy Liên tái xanh, mắt trỢn tròn không nói đưỢc lời nào. Duy
          Liên quay sang úp mặt vào vai tôi khóc nức nở.  Thương đổng chí
          mình quá, tôi nắm chặt tay Duy Liên như muốn truyền thêm nghị lực
          vừa an ủi vỗ về như người chị đối với cô em mến thương. Biết nói gì
          đảy khi em mình phải gánh chịu nỗi mất mát quá lớn. Chiến tranh, ôi
          chiến tranh sao quá phũ phàng đối với chị em phụ nữ và con trẻ, đã
          cướp đi bao nhiêu người chổng, người cha mà lẽ ra họ phải được sống
          hạnh phúc ấm êm cùng nhau. Chiến tranh đã làm cho bao bà mẹ khô
          cạn nước mắt vì khóc chổng, khóc con, làm cho bao nhiêu gia đình
          phải ly tán... Sờ bàn tay lạnh buốt của Duy Liên, cảm thấy vai áo mình
          ướt đẫm nước mắt, lòng tôi xót xa khôn cùng. Nghĩ đến anh Nhuận,
           tôi càng tiếc thương con người vui vẻ, cởi mở, hết lòng vì đồng chí,
           đổng đội. Anh Nhuận và Duy Liên là đôi vỢ chổng tầm đầu ý hỢp, hết
           mức yêu thương nhau nhưng do hoàn cảnh công tác, hai người luôn
           phải sống xa cách. Nhớ lại những năm 1956,1957, tình hình Sài Gòn

           rất căng do chính sách khủng bố đàn áp khốc hệt của Mỹ-Diệm, cơ sở
           Thành ủy bể bạc gần hết, chị em trong Ban Phụ vận chúng tôi phân
           tán, chuyển chỗ ở liên tục. Lúc đó, tôi đang ở nhà mẹ vỢ anh Phạm
           Văn Bạch, gần ngã sáu Lakai. Ngoài tôi còn có cháu Hường, Bình mới
           10 tháng tuổi, còn ú t Nhựt đã đưa Hòa tạm lánh từ trước. Đang ngồi
           trong nhà, tôi bỗng giựt mình vì thấy anh Nhuận bước vào.
              - Chào tẩu tấu! Theo lịnh trên kỳ này, tôi vể rước tẩu tẩu đây. Bây
           giờ địch bủa vầy tứ phía, ở đây lâu rất nguy hiểm.
              Trao đổi vài câu với tôi, lập tức anh Nhuận ra đi gặp chị Năm Bắc,
           anh Năm Thi bàn kế hoạch và giao trách nhiệm cho hai đồng chí này
           thực hiện cuộc di chuyển. Bây giờ anh Nhuận không còn nữa, nhưng
           tôi vẫn nhớ mãi nét cười hiển hậu, thái độ đẩy trách nhiệm khi anh
           vượt bao hiểm nguy, tổ chức đưa mẹ con tôi đến một địa điểm gần
           biên giới Campuchia. Đang suy nghĩ miên man, chợt nghe tiếng Chơn



           1.  Ông Lê Duy Nhuận (Tư ốm) hy sinh năm 1968 khi đang công tác tại Ban Tuyên
              huấn Trung ương Cục mién Nam (BTV).



           244  HỔI ỨC NGÔ THỊ HUỆ
   240   241   242   243   244   245   246   247   248   249   250