Page 247 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 247
ngày chủ nhật, trong tháng 4 năm 1969, tôi lên thăm các con. Trước
khi đi, tôi chuẩn bị những thức ăn mà bọn trẻ thích để chúng có một
ngày chủ nhật vui vẻ. Từ 4 giờ sáng, tôi đi một hơi lên Trạch Mỹ Lộc,
ghé dì Chín Vân, rước Hùng Linh, rổi đi tiếp lên xã Trung Hà. Buổi
sáng yên ả, không khí thật trong lành, tôi chạy xe chám chậm, ngang
qua những cánh đổng đang vào mùa vụ chiêm. Khi đến nơi vừa đúng
9 giờ. Hòa, Bình vui mừng chạy ra đón, đứa vịn ghi đông, đứa nắm
yên xe. Cậu Linh gặp hai chị mừng quá, nói huyên thuyên. Mẹ con tôi
đi tới một đồi thông cao, cầy ken khít rỢp bóng mát, mùi nhựa thông
dìu dịu. Bình mau mắn rút tấm nylon trong túi ra trải dưới gốc cầy.
Bốn mẹ con quay quần bên nhau, đứa ôm cổ, đứa bíu vai mẹ. Bình lên
tiếng trước tiên:
- Biết bao giờ bố mới có dịp đi chơi với chúng ta như hôm nay hở
mẹ?
- Chừng nào đuổi hết giặc Mỹ ra khỏi nước mình, Bắc Nam thống
nhứt thì bố mới đưỢc sum họp với mẹ con chúng ta.
Bình lại nói:
- Con tưởng mình đi chơi như vầy, biết đâu bố đang ở dưới hầm
Tôi biết các con nhớ bố lắm, nên dù ở đâu chúng cũng luôn nhắc bố.
Trong khung cảnh êm đểm của một ngày bình yên, thấy các con đã
bắt đầu hiểu biết, tôi nghĩ đã đến lúc phải kể cho chúng nghe vể cuộc
đời của bố mẹ. Tôi bắt đầu kể vể cuộc đời của tôi, của anh. Những nỗi
cơ cực thời tuổi thơ như cuộn phim hiện vê' rõ nét. Đặc biệt khi tôi
nhắc về những ngày tù ngục ở Côn Đảo của anh, các con mở tròn mắt
như nuốt từng lời:
- Các con biết không, khi bị đày ra Côn Đảo, bố mới bước sang tuồi
16, vậy mà vẫn bị bắt làm những việc nặng nhọc như người lớn. Mỗi
lần tàu từ đất liền chở lương thực ra đảo, tất cả tù nhân đầu phải đi vác
lúa. Bao lúa nặng lOOkg, lại phải đi trên đường đá lởm chởm, nhiều
khi bố không gưỢng nổi, té bổ nhào. Thế là bọn cai sếp Tây, cầm roi
cá đuối quất túi bụi vào vai, vào lưng, máu chảy đầm đìa. Bụi cát dính
đẩy, gây nhiễm trùng, các vết thương sưng tấy lên, đau nhức không
246 HÓI ức NGÔ THỊ HUỆ