Page 241 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 241

thương mới được thoát khỏi nanh vuốt của kẻ thù, trở vể đội ngũ. Tuy
          thì thầm, nhưng tôi có cảm giác chị em trong ấy đã nghe và hiểu đưỢc
         lòng mình: “Chơn và Duy Liên ơi, hai bạn có hiểu mình vui đến mức nào
          không? N hớ những ngày chị em  mình  cùng công tác trong Ban Phụ vận
         Xứ ủy, cùng có nỗi lo giống nhau, sợ địch bắt con mình để tìm cách chiêu
          dụ cha  mẹ. M ỗi khi nghe  tin  con  bị  bịnh,  lòng nóng như lửa  đốt,  nhưng
         phải giữ nguyên  tắc,  khổng được ghé thăm;  nỗi  nhớ,  niềm  vui  khi  được
         gặp  con...,  chúng mình  đểu chia sẻ cho  nhau,  ô i,  những kỷ niệm sao  mà
          đấm thắm, đậm  đà đến vậy?! M ình sẽ viết thơ cho Chơn và D uy Liên m ột
          ngày gân đây. M ong mọi người luôn mạnh khỏe, chân cứng đá mềm". Tôi
          đọc tiếp thơ anh, anh kể nhiều gương chiến đầu kiên cường, gương
          các chiến sĩ trẻ miền Bắc dù không thông thạo địa hình, vẫn quần
          nhau với giặc, giành từng con đường, từng góc phố. Tôi có cảm giác kể
          những chuyện trên là anh Mười cố ý chuẩn bị tinh thẫn, nếu có tin gì

          chẳng lành, tôi đỡ bị “sốc”. Sau cùng anh viết:  "Ngay trong đợt đầu,  bị
          ta tấn công bất ngờ, kẻ thù lúng túng chưa biết tình hình sẽ ra sao, số phận
          chúng như thế nào nên chúng "trả đũa" ta bâng cách đem đi thủ tiêu m ột
          số đồng chí mà chúng cho là quan  trọng.  Và chị Lê  Thị Riêng,  anh  Trần
          Văn Kiểu^ nằm trong số đó. Quần dã man, hèn hạ".
             Đọc tới đầy tôi bàng hoàng, không muốn tin đó là sự thật. Tôi khóc
          nhiều lắm. Khóc vì tiếc thương đồng chí, người bạn trọn vẹn nghĩa
          tình, khóc vì thương hai cháu Chánh, Công sớm mổ côi cả cha lẫn mẹ.
          Biết hai cháu có đứng vững không khi nghe tin dữ này?
             Tin chị Lê Thị Riêng và anh Trần Văn Kiểu hy sinh, tôi vô cùng đau




          1.  Trần Văn Kiểu (1919-1968): Bí danh Chín K, được két nạp vào Đảng Cộng sản
             Đông Dương năm  1944. Tham gia giành chính quyển tại Sài  Gòn trong Cách
             mạng tháng Tám.  Từ  1945-1954,  tham  gia kháng chiến  chống  Pháp  tại  miền
             Đông Nam bộ. Sau hiệp định Genève, được phân công ở lại miển Nam, hoạt động
             trong phong trào công nhân, là Khu ủy viên Sài Gòn- Gia Định. Trong đợt Tổng
             tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ông cùng với vỢ là bà Lê Thị Riêng bị
             địch đưa đến một địa điểm trên đường Hổng Bàng CLS, rồi xả súng bắn chết.
             Ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
             (Theo: Từ điển Sài G òn - TP. H C M , NXB Trẻ, 2008; trang 334).


          240  HỔI ứ c  NGÔ THỊ HUỆ
   236   237   238   239   240   241   242   243   244   245   246