Page 237 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 237
- Còn vấn đề này, nhưng tôi đã bàn biện pháp khắc phục rồi. Các
cháu học sinh ở lứa tuổi 15, 16 đang sức lớn, vì thế tiêu chuẩn 13 ký
gạo đầu người là hơi bị hụt. Tôi đã bàn với Ban giám hiệu các trường
tổ chức tăng gia sản xuất để có thêm khoai sấn bù vào chỗ thiếu hụt
đó. Biện pháp này cũng chỉ giải quyết tạm thời. Nếu có diện tích trồng
trọt rộng hơn chác không phải lo lắng gì nữa.
Anh Ung Vằn Khiêm chậm rãi nói:
- Nên chăng vận động trong cán bộ công nhân viên làm hũ gạo tiết
kiệm như hổi kháng chiến 9 năm các mẹ chiến sĩ đã làm, hoặc rà lại
tiêu chuẩn ăn của học sinh lớp nhỏ, nếu ăn không hết thì chia sẻ cho
học sinh các lớp lớn. Hoặc cách nào đó các anh chị hãy bàn đi.
Tôi vội cải chính:
- Đây không phải là vấn để gì phức tạp. Việc điểu chỉnh lương thực
đã bàn và đang thực hiện. Tôi nghĩ rằng vấn để tiết kiệm trong hoàn
cảnh đất nước ta hiện nay là quốc sách. Nhưng thực tế nếu vận động
cán bộ làm hũ gạo tiết kiệm quả là khó vì theo tiêu chuẩn người gián
tiếp sản xuất chỉ có 13kg đầu người (trừ công nhân trực tiếp sản xuất
được 15 hoặc 17kg), mà đâu phải chỉ có gạo, còn độn bắp, bột mì
nữa! Nghĩ thương anh chị em mình, chiến tranh gian khổ, thiếu thốn
không ai kêu ca phàn nàn gì, sẵn sàng hưởng ứng bất cứ đợt vận động
nào vì lợi ích chung của đất nước.
Có tiếng ai đó nhắc:
- Còn vấn đề gì nữa, chị Bảy báo cáo luôn đi.
Biết vấn đề nghiêm trọng, gảy tranh cãi nhiêu nên tôi đứng lên
báo cáo:
- Mới đầy anh em thương binh hợp tác xã 27-7 sản xuất que hàn
điện thuộc quận Ba Đình có để nghị xin tự nguyện không nhận trỢ
cấp và tiền thương tật với lý do vì không đủ sức khỏe về miền Nam
trực tiếp chiến đấu nên xin được đóng góp hết số tiển vào quỹ “Vì
miền Nam”. Tôi nghĩ rằng, việc này khó chấp nhận nhưng thể hiện
tấm lòng sâu nặng của anh em đối với quê hương. Vì thế để nghị trên
mới đưa ra, lập tức tất cả các tập đoàn sản xuất của bộ đội phục viên
và thương binh đểu nhiệt liệt hưởng ứng.
236 HỔI ức NGÔ THỊ HUỆ