Page 233 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 233

với Nhà nước tăng tiêu chuẩn cấp phát quần áo cho Thanh niên xung
          phong thay vi hai bộ; bây giờ ba bộ một năm. Vì các cháu làm việc
          ngoài trời, dầm mưa, dãi nắng; ngâm mình dưới nước, nên quán áo
          mau rách, mau hư. Mặt khác,  để nghị với cơ quan  chức năng tăng
          cường các loại thuốc cẩn thiết như thuốc trị bịnh sốt rét; bịnh phụ

          khoa...  Phải  nhanh  chóng khắc phục tình  trạng  thiếu  lương  thực,
          thiếu dinh dưỡng...; dẫn đến bịnh vàng da, rụng tóC; rụng răng.
             Kim Anh bấy giờ là thư ký chị Mười Thập nói;
             - Nếu hai vấn để trên được chấp thuận, cuộc sống của nữ Thanh
          niên xung phong sẽ được cải thiện nhiều. Người ta thường nói “Cái
          răng,  cái tóc là gốc con người”, vậy mà nhìn các cháu miệng móm
          mém như bà già, tóc lơ thơ máy sỢi, lòng dạ nào chịu cho nổi.

             - ờ, Kim Anh nói phải. Đó là vấn đề trước mắt, còn vế lâu dài, ta
          cũng nên tính trước. Tôi để nghị cẩn có chế độ luân phiên đối với chị
           em phục vụ trên tuyến đường, cứ mỗi người công tác ở vùng ác liệt
          không quá ba năm sẽ được chuyển về tuyến sau làm những việc nhẹ
          nhàng hơn. Khi chiến tranh chấm dứt, chị em còn có thể lập gia đình,
           có con cái. Nếu để tình trạng này kéo dài thì còn gì đời người con gái.
             Chị Mười bổ sung:
             - Ý chị Bảy thật trúng ý tôi. Con gái chỉ có một thời thôi. Đành rằng
           các cháu không đòi hỏi, sẵn sàng phục vụ khi Tổ  quốc cần, nhưng
          trách nhiệm của Hội Phụ nữ chúng ta, là phải nghĩ đến tương lai lâu
           dài của các cháu, vì đó là quyển lợi hết sức chính đáng.
             Chúng tôi còn bàn thêm vài việc nữa và phân công trách nhiệm

           cho các bộ phân hên quan để trình lên các cấp bộ Đảng, Chính quyển.
             Trên đường về, tôi càng nghĩ càng thương khi nhớ đến hai gương
           mặt già trước tuổi, vàng ỏng, mái tóc mỏng, chỉ còn ít sỢi lơ thơ trước
           trán, ở  tuổi này, đáng lý các cháu được học hành, được sống êm ấm
          với cha mẹ. Nhưng giặc Mỹ đã cướp đi quyền sống, quyển hạnh phúc
           của mọi người. Tôi nghĩ đến đường Trường Sơn, con đường huyết
           mạch của cuộc kháng chiến. Mỗi con suối,  mỗi ngọn cây, vách đá
           Trường Sơn đều là vũ khí tấn công kẻ thù. Trường Sơn đã chở che, ôm




           232  HỔI ức NGÔ THỊ HUỆ
   228   229   230   231   232   233   234   235   236   237   238