Page 230 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 230
bào các giới; công nhân lao động; sinh viên học sinh vốn rất cừ trong
đấu tranh chính trị; nay xuống đường trực tiếp cám súng cùng với lực
lượng võ trang giải phóng đánh Mỹ; diệt ngụy, tìm bọn ác ôn có nỢ
máu với đồng bào để trừng trị. Không khí Sài Gòn lúc này chắc náo
nứC; hào hùng, mọi người như đang tắm mình trong hào quang của
chiến thắng. Càng nghĩ; lòng càng thấy rộn ràng; tôi bước tới bàn, bật
chiếc radio để đón nghe bản tin cuối ngày.
Sáng nay, tại Vân phòng Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ ở 39
Hàng Chuối, chúng tôi sẽ được nghe các cô Thanh niên xung phong
báo cáo tình hình sinh hoạt; chiến đấu bảo vệ tuyến đường Trường
Sơn. Đoàn ra báo cáo đợt này chỉ có hai người; chị Mười đưa tôi đến
gặp hai cô và giới thiệu:
- Đây là dì Bảy Huệ, người luôn quan tầm tới các cháu. Các cháu
hãy kể cho các dì; các chị nghe những việc làm của mình ở tuyến lửa.
Ban tổ chức giới thiệu một cô dáng người nhỏ bé những nhanh
nhẹn, có đôi mắt to tròn. Trong phòng họp có tiếng xì xào:
- Coi nhỏ con vậy chớ nhanh như sóc ấy. Chị em trong đơn vỊ gọi
là “sóc con”.
- Vậy ai là người vẩn quả bom nổ chậm đẩy xuống vực, phải “sóc
con”không?
- Nào ai biết; chỉ mới nghe sơ qua thôi!.
- Im nào, để nghe “sóc con” báo cáo!
Cháu gái, vóc người nhỏ nhắn trạc cỡ 15; 16 tuổi. Nhưng thực ra
cháu đã có bốn năm thâm niên ở Trường Sơn. Cháu thuộc Đại đội
37 Thanh niên xung phong. Đơn vị cháu phụ trách cung đường từ
Cổng Trời đến đèo Mụ Giạ. Cháu kể những gương chiến đấu mưu
trí dũng cảm, những lần xông vào cứu đồng đội giữa lúc địch đang
đánh phá, những lúc thiếu lương ăn vì tắc đường xe không chuyển
vào kịp, chị em nhường nhau từng củ mài; củ báu, hoặc ăn trái cầy
rừng cho đỡ đói.
Có tiếng từ cuối phòng vọng lên:
- Vì sao các bạn gọi em là “sóc con?”.
Tiéng sóng bủa ghénh 229