Page 226 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 226
Anh Cẩm nói:
- Khổ lắm, nhiều cháu mới bây lớn mà đã có tư tưởng công thần,
dựa vào thành tích của cha mẹ mình đang chiến đấu ở miển Nam, nên
tự do muốn làm gì thì làm...
Giữa lúc chúng tôi đang trao đổi, thì bên ngoài lại có tiếng cãi
vã, vài em nói năng dung tục, đang sừng sộ muốn đánh nhau. Anh
Cầm phải chạy đến cản ngăn, chúng mới chịu yên. Thấy tình hình
này, tôi nói:
- Để nghị các anh chị cho tập trung các cháu vào hội trường, chúng
ta phải gặp gỡ và trao đổi với các cháu thôi.
Sau khi các cháu ổn định chỗ ngổi, tôi được anh Cẩm giới thiệu
lên nói chuyện. Nhìn những mái đầu xanh non trẻ ngồi nghiêm trang
bên dưới, tấm lòng của người mẹ trong tôi trào dâng những thương
cảm trước tình cảnh các cháu, tuổi đời thơ dại của các cháu đã phải
chịu cảnh thoát ly gia đình, xa cha mẹ và những người thần để về đây
học tập và rèn luyện. Chắc hẳn trong số các cháu ở đây cũng đã có cha
hoặc mẹ hy sinh ở chiến trường.
Cố giấu sự xúc động cảm tính ấy, tôi bắt đẩu nói chuyện với các
cháu:
- Dì Bảy đã nghe tất cả sự việc về các cháu ở đây. Mấy chú mấy
bác ở nhà rất buồn vì sự mất đoàn kết của các cháu. Ban giám hiệu
là những đồng chí lão thành cách mạng: Bà Nguyễn An Ninh (Năm
Ninh), giáo sư Lê Văn Cẩm, bà Phan Lương Nga luôn tận tụy, hết lòng
yêu thương, chăm lo việc học tập và cuộc sống các cháu, sao các cháu
không biết nghĩ tới công lao của các vị ấy mà làm những việc không
hay, cãi vã, ẩu đả nhau.
Tôi ngưng một chút, đưa mắt nhìn sự phản ứng của các học sinh,
nhưng chúng không có thái độ gì. Đa số ngổi im lắng nghe. Tôi hỏi:
- Các cháu biết rõ đây là trường gì rồi chứ?
Một cháu đứng dậy:
- Dạ, đây là khu học xá Nam Ninh.
- Vậy đối tưỢng nào mới được học ở đầy?
Tiéng sóng bủa ghénh 225