Page 225 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 225

Với các cháu học sinh miền Nam

            Ngoài công việc đang làm; Vụ II chúng tôi còn được giao nhiệm vụ
          quản lý cán bộ trung cao cấp và phối hỢp cùng Bộ Giáo dục chăm lo
          việc học hành cho các cháu học sinh miền Nam. Lúc này hai con gái
          tôi là Hòa và Bình được chuyển sang học trường Nguyễn Văn Trỗi.
          Tôi rát mừng vì trường của quân đội có nể nếp, quy củ, các thầy cô
          giáo luôn theo sát giúp đỡ để chuẩn bị cho các cháu đủ sức bước vào
          cấp ba một cách vững vàng. Lúc bấy giờ trường Nguyễn Văn Trỗi
          cũng sơ tán vể tỉnh Sơn Tầy (xã Trung Hà). Mỗi lẩn lên thăm con tôi

          phải đi hai nơi, tuy có cực một chút nhưng để bù đắp cho các con vì
          phải xa cha từ nhỏ, tôi không nề hà gì cả. Vì công việc bề bộn và đòi
          hỏi phải khẩn trương nên đôi ba tuần tôi mới đi thăm các con một lần.
          Cuối năm 1967, tin từ Khu học xá Nam Ninh báo vể, giữa các cháu
          học sinh Liên khu 5 và Nam bộ thường xảy ra ẩu đả khiến nhà trường
          luôn bất ổn. Mặc dù Ban giám hiệu hết sức cố gắng nhưng vẫn còn
          nhiều khó khăn. Tôi để xuất với Ban Tổ chức, anh Sáu Thọ đồng ý, vì
          để tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu.
          Tôi thu xếp đi ngay bằng ô tô, cùng đi có đồng chí Diệp Bế công tác ở
          Bộ Giáo dục. Chúng tôi đi liên tục hai ngày mới đến Nam Ninh. Sau
          khi nghe Ban giám hiệu báo cáo qua tình hình, chúng tôi cùng nhau
          bàn biện pháp giải quyết. Nghe các anh chị tâm sự tôi mới hiểu hết và
          càng quý trọng tấm lòng cũng như công sức của các anh chị như ông
          bà, cha mẹ ruột chăm lo cho con cháu.
             Bà Năm Ninh nhìn tôi chậm rãi nói:
             - ở  lứa tuổi  15,  16 này khó bảo lắm chị ạ!  Chúng tôi đã làm hết

          cách cương, nhu đủ cả mà kết quả thì như nước đổ lá môn.
             Tôi nói:
             - Dầu sao thi phải tìm rõ nguyên nhân mới giải quyết tận gốc đưỢc.
             Bà Năm Ninh nói tiếp:

             - Có gì đâu, chị ơi, ban đầu thì nhại nhau, trêu chọc nhau về cách
          phát  âm,  sau  thành  mâu  thuẫn,  đả kích  nhau  dẫn  đến  ẩu  đả,  gầy
          thương tích cho nhau.


          224  HÓI ức NGÔ THỊ HUỆ
   220   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230