Page 174 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 174

cô Duy Liên đang xăm xăm đi tới và bước vào nhà, tiến thẳng đến tôi
     và nói nho nhỏ, có vẻ hân hoan lắm:  “Tẩu tẩu\ sáng mai có người
      đến rước về Khu”. Chị em trao đổi vài lời xong cậu Nhuận vội vã ra
      đi. Chiều hôm đó, tôi cho Bình uống sữa và dỗ dành cho ngủ sớm.
      Lên nằm trên giường không sao chợp mắt đưỢc. Suốt cả đêm tôi trằn
      trọc hết nhớ chuyện này đến chuyện khác, đặc biệt từ sau Hiệp định
      Genève năm 1954, nhớ từng sự kiện, từng con người, đồng chí, đồng
      bào. Sáng sớm, chị Năm Bắc^ và chổng là anh Năm Thi^ đến đón mẹ
      con tôi lên đường. Nghe tiếng bánh xe bắt đấu lăn, nhìn từng con
      đường, góc phố quen thuộc, nhớ từng sự kiện, nhớ từng cán bộ đã
      công tác với nhau, nhớ bà con từng đùm bọc, giúp đỡ hàng ngày cũng
      như khi sanh hai cháu Hòa, Bình. Xe lăn bánh rất nhanh, phút chốc

      đã ra khỏi thành phố, qua Bà Quẹo, Củ Chi... Tôi ngủ thiếp lúc nào
      không hay, khi đến biên giới Campuchia, chị Năm Bắc gọi dậy để làm
      thủ tục. Mọi việc đểu do anh Năm dàn xếp. Phút chốc đã vào Phnom
      Penh, gặp lại các cô Chơn, Duy Liên, chị Ba Thi... Những ngày sống ở
      đây thật ấm áp. cháu Hòa được gửi về trước với anh Mười, nay thêm
      Bình về đây có chị có em. Thời gian tính từng ngày, nhưng qua rát
      nhanh. Đầu năm 1958, tôi được phân công về Bến Tre nắm tình hình
      để ghi nhận những kinh nghiệm cần cho những địa phương khác, do
      nơi này đang có những chuyển biến tích cực.
         Từ đầu năm  1959, Bến Tre bắt đẩu có những chuyển động mới.
      Tôi được cử về để nắm tình hình chung, đặc biệt tìm hiểu tình hình
      phong trào dân vận và phụ vận của tỉnh. Tôi nói “trở lại” là vì hồi đầu
      năm  1946, tôi đã có vể Bến Tre và một sổ tỉnh để báo cáo kết quả




      1.  ở  Bạc Liêu, miển Tây Nam bộ, người Hoa và người Việt quen gọi chị bằng “tấu”.
      2.  Tên thật là Phạm Thị Sứ, sau năm 1975, là Bí thư Qụận ủy Q.10, có nhiéu công lao
         trong xây dựng nhà hát Hòa Bình, nhà hát này do kiến trúc sư, Phó chủ tịch Hội
         đổng Nhà nước Huỳnh Tấn Phát thiết kế, Phó Thủ tướng Phạm Hùng viện trỢ vật
         tư.
      3.  Anh Năm Thi là người có công lớn trong việc cáp Căn cước giả cho cán bộ hoạt
         động nội thành. Anh phải qua Nhật Bản đế mua giấy giống với loại giấy của chính
         quyển Sài Gòn mà mất thường không phát hiện được.


                                                       Tiéng sóng bủa ghénh  173
   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179