Page 173 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 173

gái của mẹ, bố mà nhìn thấy bố xót xa lắm đó”. Tôi hôn lên trán, lên
          đầu, lên má cháu, khi mũi tôi chạm vào, bé tưởng vú mẹ, liền há miệng
          ra như chim bồ cầu non chờ mẹ mớm mồi, thương quá là thương.
          Trước khi Út Nhựt về nhà, tôi nói nhỏ vào tai: “Nói chú chờ người
          nằm bên cạnh ra viện rồi hãy vào thăm”, ú t Nhựt hiểu ý, làm đúng lời
          tôi dặn. Đến ngày thứ ba, khi trong phòng chi còn mình tôi, anh Mười
          mới ẵm Hòa vào thăm. Anh nắm tay tôi, nhìn hai mẹ con, mặt anh
          tươi rói. Anh nói: “Ba ngày qua, sao mà dài thế, anh mong sớm được
          vào đầy”. Anh đặt bé Hòa vào tay tôi rồi ẵm Bình lên hôn lấy hôn để.

          Tôi định giấu chuyện sanh khó, nhưng anh tháy lằn đỏ còn mờ mờ
          trên trán con, tôi đành phải kể mọi chuyện. Nằm viện bảy ngày, tôi
          được đưa vể nhà chị Ba Yêm. Ngoài chị Ba, chị Chín Vần, còn có Tư
          Bích hàng ngày lo cơm nước. Khổ nhất là bé không chịu bú bình, chỉ
          bú mẹ thôi, nên các chị mua đủ thứ cho tôi ăn để cho có nhiều sữa.
          Tôi ăn cháo nếp nấu với giò heo đến phát ngán... Khi Bình đầy tháng,
          tôi trở vể ở chỗ cũ cùng với cháu Hường và ú t Nhựt. Tình hình lúc
          này vô cùng khó khăn, kẻ địch phong tỏa, đón bắt cán bộ. Việc đi lại
          phải hết sức cẩn trọng. Những lần anh Mười vể thăm mẹ con tôi càng
          lúc càng thưa. Tôi biết anh rất bận, phần phải lo phong trào chung,
          phần phải giải quyết từng vấn để cụ thể gắn với từng bước phát triển
          của một phong trào tại một trung tâm như Sài Gòn - Chợ Lớn. Do
          địch ngày càng ráo riết vây ráp, chị Chín Ráo vừa lo cho mình còn
          kèm theo đứa con. Tôi bảo ú t Nhựt đón bé Thảo về ở với tôi. Chị em
          mình lúc đó cực lắm. Ai cũng phải gởi con để đi cơ sở, nhưng lòng
          luôn phập phồng, lo sỢ kẻ thù giở trò bắt con để chiêu dụ mẹ. Tù đày,

          tra tấn mình chịu đưỢc, nhưng nếu con mình rơi vào tay giặc, biết đối
          phó sao đây, thử thách lường sao cho hết!
             Tôi ở đáy hoạt động một thời gian tương đối lâu. Đến năm 1957,
          anh Ba Lê  Duẩn  được điểu về Trung ương có mang theo  dự thảo
          “Đường lối cách mạng miền N am ”. Tình hình này rất căng, hầu hết số
          đông cấp ủy đểu sa vào tay giặc. Cơ sở ở Sài Gòn bị bể khắp nơi nên
          Thành ủy và Xứ ủy không trụ đưỢc, phải dời lên biên giới Campuchia.
          Sáng hôm đó, bất ngờ nhìn ra đường tôi thấy ai như cậu Nhuận, chổng


          172  HỔI ức NGÔ THỊ HUỆ
   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178