Page 250 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 250

Tôi tin gì:  lượng tử và hoa sen


      Quan điểm duy vật này được tóm tắt trong câu châm ngôn
      nổi tiếng của bác sĩ người Pháp Pierre Cabanis vào thế ki
      18: "Não tiết ra suy nghĩ giống như gan tiết ra mật".
          Tôi thích quan điểm của Phật giáo hơn, theo đó tinh
      thần khác biệt với vật chất và không phải sinh ra từ vật chất.
      Tuy nhiên, quan điểm này không giống với quan điểm nhị
      nguyên thể xác - tinh thần của Descartes. Đối với triết gia
      người Pháp này, thực tại có hai dạng phân biệt: dạng tinh
      thần, thuần túy ý thức, không trải ra trong không gian và
      không thể chia nhỏ; và dạng vật chất, không có ý thức, có
      quảng tính không gian và  có thể chia nhỏ được. Đối với
      Phật giáo, tinh thần và vật chất chỉ khác nhau trong "chân
      lí quy ước";  còn đối với "chân lí tuyệt đối", không có cái
      nào tồn tại riêng bởi chúng đều tương thuộc và tham gia
      vào cùng một tổng thể. Tôi phản đối cách mô tả hoàn toàn
      duy vật của tinh thần, bởi vì, theo cách diễn đạt của nhà
      khoa học đoạt giải Nobel y học năm 1962 là Prancis Cric,
      nếu ý thức chỉ là kết quả của các sự kiện thần kinh, thế tự
      do ý chí của tôi thì sao?
          Mô  hình  "người  thần kinh"  ủng  hộ  quan  điểm  cho
      rằng: cảm tưởng ta có thể tự lựa chọn và quyết định - cái
      gọi là "tự do ý chí" hay "trách nhiệm" - hoàn toàn chi là
      ảo tưởng. Đưa ra một quyết định chẳng qua chi là kết quả
      hoạt động của các tế bào thần kinh trong não, nó cho phép
      chúng đưa ra  chiến lược tốt nhất khi tính đến những tác
      động của ngoại cảnh, hành trang di truyền, và quá trình
      học tập lĩnh hội được trong cuộc sống. Khi các mạng thần


                                                         257
   245   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255