Page 247 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 247

v ũ  TRỤ VÀ HOA SEN


          JVgựyên lí sáng tạo hay vũ tni không có điềm khời đầu ?


              Vụ cá cược giống Pascal của tôi về một nguyên lí sáng
          tạo  thực  ra  đi  ngược lại  với  cái  nhìn  của  Phật  giáo  vốn
          klìông chấp nhận ý tưởng về một nguyên lí như thế hay
          về một Chúa Trời "thợ đồng hồ" đã tạo ra vũ trụ từ hư vô.
          Do nguyên lí tương thuộc, một thực thể không phụ thuộc
          vào bất cứ cái gì sẽ không thể chuyển từ trạng thái không
          tồn tại thành tồn tại. Phật giáo cũng cho rằng các tính chất
          của vũ trụ kliông cần phải điều chỉnh để cho ý thức xuất
          hiện. Theo Phật giáo, các làn sóng của ý thức và vũ trụ vật
          chất  luôn  cùng  tồn  tại  mãi  mãi  trong một  vũ  trụ không
          có khởi đầu. Sự điều chỉnh lẫn nhau và  tương thuộc giữa
          chúng thậm chí còn là điều kiện để chúng cùng tồn tại. Tôi
          thừa nhận rằng klaái niệm tương thuộc đưa ra được một
          giải  thích cho sự điều chinh chính xác của vũ trụ để làm
          xuất hiện sự sống và ý thức. Tuy nhiên, nó ít hiển nhiên
          hơn trong việc có thể giải thích được câu hỏi hiện sinh của
          Leibniz: "Tại sao có cái gì đó lại hơn là chẳng có gì? Bởi vì
          chẳng có gì đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều so với có
          cái  gì  đó". Tôi muốn thêm rằng:  tại sao các định luật vật
          lí lại như thế mà không khác đi? Chẳng hạn, chúng ta có
          thể hình dung rất rõ sống trong một vũ trụ chỉ được mô tả
          bởi các định luật Nevvton sẽ như thế nào. Thế nhưng thực
          tế lại kliông phải như vậy; chính các định luật của cơ học
          lượng tử và thuyết tương đối mới giải thích được vũ trụ
          mà ta biết.


          254
   242   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252