Page 128 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 128

Tôi là ai: sự hỢp lưu của ba nền văn hóa


     đề siêu hình và tâm linh nữa. Thiên văn học khiến ta nhìn
     và cũng khiến ta suy tư. Nó làm thay đổi thế giới quan của
     chúng ta, hay nói  theo  triết  gia khoa học Thomas Kuhn,
     nó  làm  thay  đổi  chính  mô  thức  (paradigm)  của  chúng
     ta. Klai đưa con người ra kliỏi vỊ trí trung tâm của vũ trụ,
     Copernicus đã tạo ra một cuộc cách mạng mà chúng ta vẫn
     còn cảm nhận được các hệ  quả cho  tới  tận hôm nay.  Vũ
     trụ học hiện  đại  đã  làm  thay  đổi  sâu  sắc các  quan  điểm
     của chúng ta về bản chất của không gian và thời gian, về
     nguồn gốc của vật chất, về sự phát triển của sự sống và ý
     thức, về trật tự và hỗn loạn, về hỗn độn và hài hòa, về tính
     nhân quả và quyết định luận. Các câu hỏi mà nhà vũ trụ
     học đặt ra  gần  gũi một cách đáng kinh ngạc với các câu
     hỏi mà nhà  thần học quan tâm:  nguồn gốc của vũ trụ là
     gì? Nó có thể tự sinh ra? Liệu có điểm khởi đầu của không
     gian và  thời  gian không?  Vũ  trụ có kết  thúc không?  Nó
     tới từ đâu và đi tới đâu? Sự tồn tại của chúng ta liệu có ý
     nghĩa nào đó trong vũ  trụ rộng lớn này không ? Sự xuất
     hiện của trí tuệ và ý thức là do ngẫu nhiên, một "sự tình cờ
     trên đường" trong cuộc trường chinh của vũ trụ hay nó đã
     được lập trình sẵn trong các thuộc tính của mỗi nguyên tử,
     ngôi sao và thiên hà, và trong từng định luật vật lí chi phối
     vũ trụ? Với việc mải miết  đập  phá bức tường bao quanh
     thực tại vật lí bằng những chiếc búa tạ là các định luật vật
     lí và toán học, các nhà vũ trụ học và thiên văn học lại thấy
     mình mặt đối mặt với các nhà thần học. Vũ trụ học đã đề
     cập tới những chủ đề mà từ lâu vẫn là độc quyền của tôn


                                                        131
   123   124   125   126   127   128   129   130   131   132   133