Page 132 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 132

Tôi là ai: sự hợp lưu của ba nền văn hóa


     khoa học và kĩ thuật cần  thiết  để  một ngày nào  đó Việt
     Nam sẽ trở thành một con hổ nửa của châu Á, như Nhật
     Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Bất chấp những biến động
     bất ngờ của lịch sử, và (do sự ảnh hưởng của Khổng giáo,
     Việt Nam, như tôi đã nói, vẫn có một sự tôn trọng sâu sắc
     đối với các giá  trị  tinh thần, giáo  dục và  tri  thức. Tôi đã
     trở về giảng dạy vật lí thiên văn tại trường Đại học Tồng
     hợp Hà Nội và tham dự các hội thảo về thiên văn học. Tôi
     nhận thấy một sự khát khao học tập cháy bỏng từ các sinh
     viên. Chắc chắn vấn đề không phải do thiếu chất xám mà
     là thiếu một sự dẫn dắt tốt cùng với các phương tiện học
     tập. Việc thiếu các phòng thí nghiệm, máy tính và địa điểm
     là rất trầm trọng. Tôi cũng có một loạt các buổi thuyết trình
     về lịch sử của vũ  trụ. Từ Sài Gòn tới Hà Nội, mọi người
     đều muốn tới nghe tôi nói. Công chúng đã tỏ rõ sự tò mò
     ham hiểu biết một cách mãnh liệt, được thổi bùng lên với
     sự xuất hiện của Internet đã đưa các phát minh mới tới tầm
     tay mỗi người. Nhiều câu hỏi đặt ra về Big Bang, lỗ đen và
     các pulsar. Rất nhiều thính giả đã đọc sách của  tôi, đa số
     đều đã được dịch sang tiếng Việt.
         Vật  u  thiên  văn là  chuyên  ngành  chưa  có  trong các
     trương đại học của Việt Nam, và ở đây củng chưa có các
     kính thiên văn lớn. Câu hỏi đặt ra là: liệu một nước đang
     phát triển như Việt Nam có nên dấn thân vào con đường
     nghiên cứu klioa học cơ bản, tức là để đạt được tri thức vì
     tri thức, chứ không phải vì mục tiêu ứng dụng ngay lập
     tức?  Việc tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ, các  thiên hà và các



                                                       135
   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137