Page 301 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 301

CÁC VUA NHÀ MẠC SAU ĐÃNG DUNG
                                        1530  1592


           Đăng  Doanh  tại  vị  từ  năm  1530  đến  năm  1540,  Phúc  Hải
     1541  -  1546,  Phúc Nguyên  1546 -  1561, Mậu Hợp  1562 -  1592. Sau
     năm  1592,  họ Mạc chỉ  còn  giữ được  một phần  nhỏ  đất nước tại xứ
     Cao Bằng.
           Các vua Mạc trị vì miền bắc, sử chép là Bắc triều.
           Các công việc cai trị trong nước,  nhà Mạc  nhất nhất đều theo
     phép tắc nhà Lê cũ.  Suốt thòi gian họ Mạc làm vua là  những năm
     có chiến tranh liên miên. Triều đình trọng võ.  Gia đình binh sĩ đưỢc
     cấp  hai  phần ruộng,  mà binh  điền lại phải  là ruộng tốt hạng nhất.
     Các  tướng  tá  đưcíc  phong chức  tước  cao  quý,  đồng  thòi  có  đến  5,  7
     quốc công và quận công.  Nhưng vàn học cũng được trọng.  Các khoa
     thi  được  mở  đều  đặn  ba  năm  một  kỳ.  Dưới  triều  đại  này  có  nhiều
     người thi đỗ trạng nguyên, bảng nhãn.

           Mạc  Đăng Doanh  chết  năm  1540,  trước cha.  Đăng Dung lập
     người con trưởng của Doanh là Phúc Hải kế vị.
           Thòi kỳ Đăng Doanh làm vua,  có Trịnh Ngung,  Trịnh Ngang
     chiếm  cứ  xứ  Thái  Nguyên;  Vũ  Văn  Uyên  (Văn  Mật)  chiếm  cứ  xứ
     Tuyên Quang,  không theo hiệu lệnh họ Mạc.  Nguyễn Kim nổi dậy
     ở Thanh Hoa, Nghệ An.  Các nhóm này đều cầu cứu nhà Minh.
           Thời  Phúc Hải,  có việc năm  1541, Minh Thế Tông phong làm
     đô  thống  sứ.  Phúc  Hải  lên  đến  cửa  quan  lĩnh  tò  sắc,  quả  ấn  và
     1000  quyển lịch,  sau  tạ  ơn  vua  Minh  209  lạng vàng,  800 lạng bạc
     và 20 sừng tê giác,  30 ngà voi.
           Năm  1545, các miền Hoan, Diễn, 0, Rí, Quảng đều đua nhau đến
     cửa quân nhà Hậu Lê xin hiệu lực. Thê nhà Mạc ngày càng xuốhg.
           Ngày 8 -  5 âl năm  1546, Phúc Hải chết, ở ngôi 6 năm.
           Con  trưởng  Phúc  Hải  là  Phúc  Nguyên  hãy  còn  trẻ  tuổi.
     Trong  triều  có  Tứ  Dương  hầu  Phạm  Tử  Nghi  bàn:  Hiện  trong
     nước  đang  lúc  nhiễu  loạn  nên  phải  lập  vua  lớn  tuổi.  Con  thứ
     hai  Thái  Tổ  (Đăng  Dung)  là  Hoằng  vương  Chánh  Trung  đã
     nhiều  phen  cầm  quân,  thường  thắng  trận.  Vậy  nên  dựng  lên
     nôl  ngôi.  Các  tôn  vương  họ  Mạc  và  các  tướng  Nguyễn  Kính,
     Trần  Phỉ,  Lê  Bá  Ly,  không theo,  bàn  định  dựng  Phúc  Nguyên.
                                                                            301
   296   297   298   299   300   301   302   303   304   305   306