Page 305 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 305

Nhiều  hào  kiệt  hưỏng  ứng  quy  phụ.  Quân  của  Phúc  Hải  thua
    trận  luôn  luôn.  Năm  1542,  Lê  Trang  Tông  tự cầm  quân  đi  kinh
    lược  Thanh  Hoa,  Nguyễn  Kim  đánh  vào  Nghệ  An.  Năm  1543,
    Trang Tông thân chinh  lấy được Tây Đô.  Tướng Mạc Trung Hậu
    hầu  Dương  Chấp  Nhất,  tổng  trấn  Thanh  Hoa  xin  hàng.  Thế lực
    nghĩa  quân  càng  ngày  càng  mạnh  mẽ.  Năm  1545,  tiến  quân  ra
    đóng  ở  hạt  Yên  Mô,  thái  sư  Hưng  Quôh  công  Nguyễn  Kim  bị
    hàng  tướng  Dương  Chấp  Nhất  đầu  độc  chết.  Chấp  Nhất  về  với
    Phúc Hải.
          Nguyễn  Kim  là  thuỷ  tổ các  chúa,  vua  nhà  Nguyễn,  sử  sách
    gọi ông là Triệu Tổ.
          Tướng Mạc thái tế Ninh Quốc công Phúc Tư em Phúc Hải, thừa
    cơ  vào  đánh  cướp  doanh  trại  Trang  Tông,  bị  đề  thống  ngự  doanh
    Trịnh  Kiểm  đánh  phá.  Quân  Mạc  chết  nhiều  vô  kể.  Nguyễn  Kim
    khuất,  nghĩa  quân  có  tướng  tài  Trịnh  Kiểm  nốĩ  nghiệp.  Quốc  thể
    ngày  thêm thịnh vượng.  Châu Ái  đã yên.  Các hào trưởng bốn châu
    Hoan,  Diễn,  Ô,  Quảng đều  đua  nhau  theo về.  Cơ  nghiệp  hoàng gia
    (Lê) bắt đầu tiến mạnh, còn thê nhà Mạc ngày càng xuống.

                                  TRỊNH KIỂM

          Trịnh Kiểm người làng Sóc Sơn, huyện Vinh Phúc (nay là Vĩnh
    Lộc),  phủ  Quảng  Hoá,  là  tướng  giỏi,  theo  thái  sư  Hưng  quốc  công
    Nguyễn  Kim  đi  đánh  dẹp,  lập  được  nhiều chiến công.  Nguyễn  Kim
    gả con gái là Ngọc Bảo cho. Lê Trang Tông phong là Dực Nghĩa hầu;
    năm 1539 lại thăng tước công, coi là đại tướng tầm phúc.
          Nguyễn  Kim  khuất,  Trịnh  Kiểm  thay  thế,  nắm  giữ  binh
     quyền.  Lê Trang Tông phong chức làm tiết chế các xứ thuỷ bộ chư
     doanh,  tước  Lương  quốc  công,  được  đặc  quyền  giữ  việc  binh  và
    tổng tài chính sự trị dân.
          Trịnh  Kiểm  rút  quân  về  Thanh  Hoa,  lập  hành  điện  ở  đồn
    Vạn  Lại  thuộc  Thuỵ  Nguyên  để  vua  ở,  rồi  chiêu  mộ  hào  kiệt,
    luyện  tập  quân  sĩ,  tích  trữ  lương  thực,  để  lo  việc  đánh  họ  Mạc.
    Danh  sĩ  miền  bắc  như  Phùng  Khắc  Khoan,  Lương  Hữu  Khánh
    đều vào  giúp.  Bấy  giờ  giang sơn chia  làm hai:  từ Thanh  Hoa trỏ

    vào  thuộc  nhà  Lê,  là  Nam  triều,  từ  Sơn  Nam  trở  ra  thuộc  họ
    Mạc,  gọi là Bắc triều.
                                                                           305
   300   301   302   303   304   305   306   307   308   309   310