Page 306 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 306
LÊ ANH TÔNG
Bấy giờ, tại Nam triều, vua Lê Trang Tông không thọ lâu, khuất
năm 1548. Con là thái tử Lê Duy Huyên kế vỊ, ấy là vua Lê Trung
Tông. Lê Trung Tông yểu mệnh, khuất năm 1556, không có con. Con
cháu trai các vua nhà Lê không còn ai.
Trịnh Kiểm từ trước đến nay vẫn hành động với danh nghĩa
phục Lê diệt Mạc không tiện tự lập, e không có chính nghĩa. Họ
Mạc còn khá mạnh, lại sỢ nhà Minh bên Trung Quốc can thiệp vào
việc nước ta, đành giữ phận “thò Phật ăn oản” theo lòi khuyên của
Nguyễn Bỉnh Khiêm (trạng Trình). Sau tìm được ngưòi cháu
huyền tôn của Lê Trừ, anh Lê Thái Tổ là Lê Duy Bang ở làng Bố
Vệ, huyện Đông Sơn, rước về lập làm vua năm 1557, tục hiệu vua
Lê Anh Tông.
Lê Anh Tông không có công đức gì, chỉ là người cháu họ xa
với các vua Lê tiền triều mà được lập, do không nắm giữ được binh
quyền nên chỉ giữ hư vị.
Nhà Lê có trung hưng nhưng mới đóng tại Tây Đô, chưa thu
phục lại được giang sơn như cũ. Nhà Mạc có làm vua nhưng chỉ
giữ đưỢc có miền bắc. Ây là thòi phân Nam triều và Bắc triều.
CHIẾN TRANH TRỊNH - MẠC
Giữa thế kỷ XVI, quân do Trịnh Kiểm chỉ huy lo đánh họ
Mạc, khôi phục Đông Đô. Nên họ Mạc muôn trừ đối thủ thông
nhất giang sơn, có tưống Khiêm đại vương Mạc Kính Điển
cũng anh tài, tính nhân hậu, minh mẫn, dũng cảm có thừa,
giữ chức tổng soái trung doanh, cầm quyền chính trị trong
triều ngoài quận, mười phen cầm quân vào đánh Thanh Hoa.
Trịnh Kiểm cũng 6 lần tiến quân ra bắc, mà tình hình chưa
biến chuyển gì mấy.
Từ khi Nguyễn Kim khuất, Trịnh Kiểm kế nghiệp, trong
những năm đầu còn giữ thế thủ, làm mọi việc để tăng cường
lực lượng lớn mạnh đợi ngày ra đánh họ Mạc. Năm 1551, được
bọn Lê Bá Ly, Nguyễn Thiến, Nguyễn Khải Khang bỏ nhà Mạc
vào quy thuận, đem theo gần 2 vạn quân. Thế Mạc Phúc
Nguyên suy yếu, Trịnh Kiểm thừa cơ xuất quân tiến đánh. Lê
Bá Ly ra đường Sơn Nam, Nguyễn Khải Khang đường Sơn Tây,
306